Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:30 08/08/2022

FAO dự báo 3 kịch bản cho ngành Thủy sản toàn cầu vào năm 2050

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) dự báo 3 kịch bản cho ngành thủy sản toàn cầu vào năm 2050.

Kịch bản thứ nhất

Sản lượng thủy sản đánh bắt tăng nhẹ, chủ yếu do cải thiện khâu quản lý. Nuôi trồng thủy sản ngày càng giữ vai trò quan trọng, dù tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với các thập kỷ trước. 

Về tiêu thụ, kịch bản này dự báo mức tiêu thụ cá và hải sản bình quân tăng từ mức 20,2 kg/người ước tính vào năm 2020 lên 22,3 kg/người vào năm 2050. Đây là kịch bản FAO coi là hợp lý nhất do xuất phát từ việc ngoại suy các xu hướng trung bình được ước tính bởi mô hình của FAO cho đến năm 2050. Mô hình sử dụng tập hợp các giả định kinh tế vĩ mô và các mức giá đã chọn chứ không chỉ dự đoán về tăng trưởng. Tuy nhiên, những giả định này không hoàn toàn chắc chắn trong thời gian dài và cần được điều chỉnh thường xuyên.

Kịch bản thứ 2

Dự báo việc mở rộng nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới gặp khó khăn. Việc tiếp tục sử dụng các phương pháp không bền vững dẫn đến sự suy thoái của nhiều dự án mới khiến tăng trưởng nuôi trồng thủy sản bị hạn chế và sản lượng đánh bắt tự nhiên giảm nhẹ.

Theo kịch bản thứ 2, nghề đánh bắt tự nhiên, cả biển và nội địa, sẽ tiếp tục làm suy giảm nguồn tài nguyên hàng năm cho đến năm 2050; kịch bản cũng dự báo sản lượng năm 2050 sẽ giảm 9,6%, phù hợp với dự báo về tác động của biến đổi khí hậu.

Mặt khác, việc không giải quyết được các hình thức đánh bắt quá mức hiện nay và tăng trưởng nuôi trồng thủy sản giảm sẽ dẫn đến tiêu thụ thủy sản bình quân giảm xuống 18,5 kg/người vào năm 2050, trở lại mức trước năm 2012.

Kịch bản thứ 3

Dự báo một số kết quả tích cực, nuôi trồng thủy sản  phát triển và được mở rộng một cách bền vững nhờ sản lượng tăng và đầu tư sâu rộng hơn vào nông nghiệp. Một số kết quả tích cực cũng được mong đợi đối với nghề đánh bắt trên biển, với mức tăng trưởng hướng tới sản lượng bền vững tối đa ước tính,  đạt 95,5 triệu tấn vào năm 2050. Thủy sản đánh bắt nội địa dự kiến sẽ tăng lên 13,5 triệu tấn.

Mức tiêu thụ bình quân tăng lên đạt 25,5kg/người, về mặt lý thuyết sẽ có thể thực hiện được thông qua phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh và sáng tạo, kết hợp với quản lý hiệu quả, đầy tham vọng đối với tất cả nghề đánh bắt trên toàn thế giới.

Trong ngắn hạn, sự không chắc chắn của dự báo bị chi phối chủ yếu bởi đại dịch Covid-19 và các tác động liên quan khi chuỗi giá trị toàn cầu và thương mại vẫn đang phục hồi.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến thương mại, giá cả, hậu cần, sản xuất, đầu tư, tăng trưởng kinh tế và sinh kế, gây ra những hậu quả đáng kể về an ninh lương thực không chỉ riêng tại Ukraine mà còn có tác động lớn cũng đối với ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

“Báo cáo cập nhật Nuôi trồng thủy sản toàn cầu 6 tháng cuối năm 2022,” với phụ đề “Trên bờ vực suy thoái” cho thấy rằng lợi nhuận của người nuôi cá hồi và tôm có khả năng giảm so với mức cao gần đây và những tháng còn lại của năm 2022 có thể là thách thức với cả hai ngành.

Theo Gorjan Nikolik – Chuyên gia của Rabobank, dấu hiệu suy thoái kinh tế đã bắt đầu ở cả châu Âu và Mỹ trong thời gian phục hồi sau đại dịch. Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu dịch vụ thực phẩm hạ nhiệt và người tiêu dùng sẽ ưu tiên ngành hàng bán lẻ.

Trong nửa đầu năm 2022, ngành cá hồi và tôm đều ghi nhận nhu cầu tiêu dùng và mức giá cao kỷ lục. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn cung của từng ngành đã phân hóa, với nguồn cung tôm tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2022 còn nguồn cung cá hồi giảm mạnh nhất kể từ năm 2016, ở mức 6%.

 

Đọc thêm

Xem thêm