Thị trường hàng hóa
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn), sản lượng thịt dự kiến năm nay sẽ đạt hơn 7 triệu tấn. Trong đó, đàn lợn hiện có quy mô rất lớn, đạt 28,6 triệu con; đàn gia cầm 533,4 triệu con; đàn trâu 2,27 triệu con, bò 6,41 triệu con.
Với quy mô đó, toàn ngành chăn nuôi cần khoảng 33 triệu tấn thức ăn mỗi năm. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng khoảng 13 triệu tấn, khoảng 35% tổng nhu cầu. Do đó, mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn, từ 20-22 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Năm ngoái, Việt Nam phải nhập 22,3 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trị giá gần 10 tỷ USD, chủ yếu là ngô, khô dầu đậu tương. Tính đến hết tháng 9 năm nay, kim ngạch nhập các mặt hàng này đạt gần 7,42 tỷ USD.
Hai năm qua, giá đậu tương, ngô và lúa mì nhập khẩu vẫn luôn duy trì ở mức cao. Vào tháng 8, giá đậu tương nhập khẩu trung bình ở mức 751 USD/tấn, so với cùng kỳ năm 2020 tăng gần gấp đôi. Còn giá ngô cũng đã tăng khoảng 90% lên mức 363 USD/tấn.
Bước sang năm 2022, giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tiếp tục xu hướng tăng trưởng. Cụ thể, tính đến tháng 9, giá đậu tương giao sau giao dịch ở mức 15,13 USD/giạ (1 giạ = 27,2kg), tăng 16% từ mức đáy thiết lập vào tháng 7. Cùng lúc, giá ngô giao dịch ở mức 7,11 USD/giạ, khoảng tăng 27%.
Đối với thị trường trong nước, nếu so với thời điểm tháng 12/2021, giá nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tăng đã 30-45%, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng từ 30-35%. Còn tính từ cuối năm 2020 đến nay, giá các mặt hàng thức ăn chăn nuôi đã tăng tới 17 lần và chưa giảm lần nào.
Điều này dấy lên lo ngại giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thời gian tới sẽ tăng trở lại khi lượng tồn kho của đợt hàng giảm giá của trong tháng 6 - 7 của các doanh nghiệp cạn dần. Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục Trưởng Cục Chăn nuôi, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến đà tăng giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới trong thời gian qua.
Thứ nhất là ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine, trong khi đây là hai quốc gia sản xuất lúa mì, ngô và hướng dương lớn trên thế giới. Điều thứ hai chính là các nước sản xuất ngô lớn tại Nam Mỹ, châu Âu đã chịu tác động khí hậu và khủng hoảng năng lượng khiến cho chi phí tăng cao.
Cuối cùng là dịch bệnh Covid - 19 đã khiến chuỗi cung ứng gián đoạn, ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Do đó, ông dự báo, trong năm 2023, giá thức ăn chăn nuôi vẫn chưa thể hạ nhiệt bởi cuộc căng thẳng địa chính trị vẫn chưa biết thời điểm kết thúc.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn như Kyodo Sojitz, CJ Vina Agri... đã thông báo giá bán thức ăn chăn nuôi. Công ty Kyodo Sojitz sẽ tăng giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho heo con và thức ăn đậm đặc với mức tăng 400 đồng/kg, tương đương tăng 10.000 đồng/bao 25 kg. Đối với các loại thức ăn còn lại cho heo, bò, gà thịt, vịt thịt và gà, vịt đẻ tăng 300 đồng/kg, tương đương tăng 7.500 đồng/bao 25kg.
Tương tự, Công ty TNHH CJ Vina Agri cũng đã có thông báo sẽ tăng giá thức ăn chăn nuôi từ 300-400 đồng/kg (tuỳ loại). Ngoài hai đơn vị nêu trên, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khác cũng thông báo tăng giá bán thức ăn chăn nuôi phân phối đến các đại lý, khoảng 300-400 đồng/kg.
Hiện tại giá thức ăn chiếm khoảng 70% chi phí chăn nuôi. Giá thức ăn tăng phi mã đã khiến người chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản gặp rất nhiều khó khăn, thua lỗ do chi phí tăng lên. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có nhiều lần đã kêu gọi doanh nghiệp sản xuất thức ăn đã kìm giá bán để người chăn nuôi có thể điều chỉnh giá thành.
Trong bối cảnh nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng, nếu nuôi heo thịt đạt trên dưới 100kg/con, người nuôi phải tốn trung bình 10 bao cám (hơn 4 triệu đồng). Tương ứng với 1 tạ heo hơi thì người chăn nuôi phải đội thêm 400.000 – 600.000 đồng tiền cám.
Điều này cũng đã thúc đẩy giá thức ăn thành phẩm tăng theo. Số liệu của Cục Chăn nuôi cho thấy, hiện giá thành nuôi heo của doanh nghiệp lớn khoảng 50.000 đồng/kg, trong khi nông hộ là trên 60.000 đồng/kg.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm