Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:30 30/11/2022

Động lực thúc đẩy logistics hàng không tăng trưởng

Thị trường logistics vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không ở Việt Nam đang phát triển khá nhanh nhờ các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Thị trường logistics vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không ở Việt Nam khá lớn và đầy tiềm năng, nhưng thị phần của doanh nghiệp Việt Nam còn quá ít, khiến chi phí cao. Do chi phí vận chuyển cao, tại Việt Nam, các sản phẩm chủ yếu được sử dụng phương thức vận chuyển hàng không là điện thoại, máy tính bảng, hàng điện tử, mỹ phẩm, hàng dệt may và một số sản phẩm nông nghiệp như thủy sản, hoa, quả. 

Logistics hàng không tăng trưởng nhờ Hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: VNA)

Hàng không chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển của Việt Nam, nhưng chiếm đến 25% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Theo Bộ Công Thương, Việt Nam hiện có 5 hãng hàng không đang khai thác vận chuyển hàng hóa kết hợp trên chuyến bay chuyên chở hành khách, chưa có hãng hàng không chuyên chở hàng hóa bằng máy bay chuyên dụng. 

Thị trường hàng hóa quốc tế của hàng không Việt Nam đang có 29 hãng hàng không nước ngoài khai thác chuyên chở hàng hóa từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam, thị phần hàng hóa quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam giai đoạn 2020 - 2021 chỉ chiếm khoảng 11% tổng thị phần hàng hóa quốc tế. Với thị phần nhỏ, chủ yếu phụ thuộc vào các hãng hàng không quốc tế, nên doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa qua đường không phải chịu mức phí cao, nhất là trong thời điểm tình hình kinh tế - xã hội có biến động, như trong đợt dịch Covid - 19 vừa qua. 

Tuy nhiên, bằng các giải pháp linh hoạt của doanh nghiệp hàng không lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu mỗi năm một tăng. Trong đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là một trong những hiệp định mang lại nhiều giá trị cho Việt Nam. 

Sau hai năm đầu thực thi hiệp định, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đã đạt 83,4 tỷ USD, cao hơn đến 24% so với trung bình năm của giai đoạn 2016 - 2019. Tiềm năng từ các thị trường xuất khẩu lớn đang tạo cơ hội cho lĩnh vực logistics hàng không mở rộng mạng lưới đường bay để đáp ứng nhu cầu vận tải nhiều mặt hàng có giá trị cao và đòi hỏi thời gian vận chuyển ngắn. 

Theo thống kê, sản lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không tại Việt Nam tăng 2,5 lần trong 10 năm qua, dự kiến đạt 4,1 triệu tấn vào năm 2030. Việc tiếp tục mở rộng thêm nhiều thị trường xuất khẩu và phát huy lợi thế từ các FTA sẽ là cơ hội lớn cho thị trường logistics hàng không tăng trưởng. 

Mới đây, hãng hàng không Lufthansa của Đức vừa quyết định chọn Hà Nội là điểm đến thứ hai tại Việt Nam, sau TP Hồ Chí Minh để mở đường bay thẳng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Đức đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu, chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu vào EU và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác trong khu vực này. 

Do đó, việc mở rộng mạng lưới logistics hàng không kết nối trực tiếp giữa 2 quốc gia sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng như thiết bị điện tử, điện thoại, linh kiện, dệt may… của khu vực phía Bắc đang tăng lên. Cùng với đó, hạ tầng giao thông kết nối ngày càng hoàn thiện là lý do để hãng quyết định mở rộng mạng lưới vận tải đến Hà Nội. 

Thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 15,3%/năm, nhưng đến nay các hãng hàng không vẫn chỉ vận chuyển hàng hóa kết hợp trên chuyến bay chuyên chở hành khách, chưa có hãng hàng không vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng. Trước đây, giá cước vận chuyển hàng hóa từ châu Á đi Hoa Kỳ là khoảng 1-1,8 USD/kg, nhưng có thời điểm đã lên mức 17 - 18 USD/kg. 

Ảnh minh hoạ 

Khi phí logistics chiếm tới 20-25% sẽ bào mòn hết lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu. Vì vậy, đến nay đã có nhiều bộ, ngành đồng tình và cho rằng việc cấp phép thành lập một hãng hàng không Việt Nam chuyên vận chuyển hàng hóa là cần thiết. 

Theo Bộ Công Thương, xu thế chung trên thế giới hiện nay là phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu. Cùng với bối cảnh Việt Nam đã ký kết và thực thi nhiều Hiệp định thương mại tự do, trong đó có thị trường mục tiêu là các nước phát triển với những phân khúc hàng hóa cần được vận chuyển với thời gian ngắn, mang tính thời vụ cao, việc nước ta có một hãng hàng không chuyên chở hàng hóa do nhà đầu tư trong nước đầu tư sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của logistics hàng không Việt Nam, giúp mở rộng thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đồng thời đa dạng hóa phương thức vận tải hàng hóa và hỗ trợ xuất khẩu nông sản, rau quả tươi.

Đọc thêm

Xem thêm