Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:00 08/08/2022

Doanh nghiệp xuất khẩu “ăn đong” đơn hàng cuối năm

Những tháng cuối năm, đơn hàng đang giảm dần, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho biết trong 3 tháng 8,9,10, lượng đơn hàng đã giảm 30% so với những năm trước.

Đơn hàng chững lại

Hơn nửa đầu năm 2022, xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục có sự hồi phục, tăng trưởng sau những khó khăn của dịch bệnh Covid-19. Cán cân xuất nhập khẩu vẫn giữ được vị thế xuất siêu, trong đó giá trị xuất khẩu tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Tuy nhiên nhiều khó khăn, tác động do tình hình giá cả và diễn biến của thế giới đang khiến cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu lo lắng.

Thực tế tại nhiều doanh nghiệp, ngành hàng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đang dần chậm lại. Ông Nguyễn Hữu Phước – Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại giày dép Nguyên Nguyên Phước cho biết, trước đây, doanh nghiệp có thể nhận đơn hàng trước từ 1- 2 quý. Tuy nhiên, với những biến động thị trường như hiện nay, doanh nghiệp chỉ có thể nhận đơn hàng trước 2-3 tháng.

Theo ông Phước, tình hình thị trường 6 tháng đầu năm khá khả quan, song nửa cuối năm thị trường sẽ chậm lại. Tháng 9, tháng 10 sẽ là vùng trũng của đơn hàng.

Bên cạnh đó, tình hình lạm phát tại các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ tăng cao, xung đột giữa Nga – Ukraine vẫn chưa chấm dứt khiến người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu mua sắm, khiến tình hình xuất khẩu nửa cuối năm gặp khó.

“Hầu hết các đơn hàng đã được ký kết từ năm ngoái và đầu năm nay, hiện nay chúng tôi cũng như một số doanh nghiệp khác đang phải “ăn đong” đơn hàng xuất khẩu. Đơn hàng không được dồi dào như trước, thậm chí có doanh nghiệp đối tác của chúng tôi đã bị hủy đơn hàng vì nhu cầu tiêu thụ sụt giảm”, ông Nguyễn Hữu Phước chia sẻ.

Doanh nghiệp xuất khẩu lo giảm đơn hàng cuối năm. Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Quang Vũ - Chủ tịch Hiệp hội da giày Bình Dương cho biết, những tháng cuối năm, đơn hàng đang từng bước giảm dần. Hiện tại, trong 3 tháng 8,9,10, lượng đơn hàng đã giảm 30% so với những năm trước.

Tương tự với ngành hàng dệt may, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định, thị trường 6 tháng cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do sức mua toàn cầu giảm xuống do lạm phát ở các nước trên thế giới. Cùng với đó, hàng dệt may của Việt Nam vẫn đang bị áp lực về vấn đề cạnh tranh về giá và thời gian giao hàng do lượng hàng tồn kho từ các nước vẫn còn khá lớn.

Không chỉ dệt may, da giày mà với nhiều ngành hàng khác như rau quả, thủy sản cũng cho rằng thị trường nửa cuối năm sẽ ảm đạm. Ông Nguyễn Anh Nhân – Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Gò Đàng cho biết, các loại nguyên liệu đầu vào, nhân công, vận chuyển… tăng cao khiến giá thành sản phẩm buộc phải tăng theo, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tiêu tiêu thụ hàng thủy sản. “Trong khi tất cả các cho phí từ thức ăn chăn nuôi, chi phí logistics, nhân công… đều tăng khiến giá thành sản phẩm ở mức cao. Trong khi đó, thu nhập của người dân lại không tăng lên. Điều này sẽ khiến sức mua dần giảm xuống”, ông Nguyễn Anh Nhân lý giải.

Nỗ lực nối lại thị trường

Trước bài toán khó thị trường xuất khẩu giảm mạnh, trong khi chi phí đầu vào lại tăng cao, các doanh nghiệp tìm mọi giải pháp để giảm chi phí đầu vào, hạn chế tăng giá bán sản phẩm; đầu tư hơn cho khâu phân phối, bán hàng theo hướng đưa sản phẩm đến tận tay người nông dân để giảm bớt chi phí các khâu trung gian.

Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chia sẻ, việc xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh là không đơn giản. Dù vậy, các doanh nghiệp thuộc Vinatex đang tích cực hoàn thiện các khâu sản xuất, từng bước phát triển các mắt xích nguyên liệu (sợi, vải) để đáp ứng nhu cầu cho khâu may, bảo đảm khép kín chuỗi cung ứng. Vinatex cũng liên tục cập nhật biến động nguyên phụ liệu đầu vào cho các doanh nghiệp thành viên; nhập khẩu một lượng bông dự trữ nhất định cho các doanh nghiệp sợi với giá tốt, tránh những rủi ro về tăng giá, sẵn sàng cho các đơn hàng trong nửa cuối năm.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp nông sản lại tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường ngách. Điển hình như Công ty TNHH Hồng Đức (Đắk R’lấp, Đắk Nông) đang sản xuất sản phẩm điều nhân trắng xuất khẩu đi thị trường châu Âu, Mỹ. Để khắc phục tình trạng suy giảm đơn hàng từ 2 thị trường này, công ty đang thu gọn hoạt động sản xuất, trong đó tập trung nguồn lực cho sản phẩm điều rang muối để phục vụ thị trường Trung Quốc. Đây là sản phẩm có giá bán không quá cao, không tốn quá nhiều chi phí sản xuất và dễ tiêu thụ trong bối cảnh hiện nay.

Theo các chuyên gia, nửa cuối năm 2022 được dự báo sẽ còn nhiều thách thức, tuy nhiên tình hình thị trường như hiện nay được xem là phép thử dành cho các doanh nghiệp. Trong thời điểm khó khăn như hiện nay, việc tận dụng tốt thị trường, khai thác tối đa các hiệp định thương mại sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu bứt tốc.

Đọc thêm

Xem thêm