Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
06:39 24/06/2022

Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tự chủ và thích nghi trong tình hình mới

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là đối tượng dễ chịu tổn thương trước những đợt sóng bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Để vượt qua, SMEs cần có những định hướng, chiến lược bảo toàn và phát triển linh hoạt, thích ứng với xu thế mới.

Lạm phát của các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc... đang tăng nhanh vượt dự báo. Ngày 11/5, Bộ Lao động Mỹ công bố lạm phát của nền kinh tế hàng đầu thế giới trong tháng 4 đã tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, mức cao kỷ lục trong 40 năm qua. Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất từ 0.25% lên 1% để ứng phó với tình trạng lạm phát tăng vọt. Còn tại Trung Quốc, chỉ số CPI và PPI đều tăng vượt mức dự kiến 1.8% và 7,7% (theo số liệu thống kê tháng 4 của NBS).

Nhận định trước thềm hội thảo “Diễn đàn kinh tế và doanh nghiệp 2022: Thích ứng và Tự chủ”, chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh - Chủ tịch Hội đồng Giảng huấn Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI chia sẻ: "Kinh tế Việt Nam đang đứng trước rủi ro không thể tránh khỏi về nhập khẩu lạm phát. Đây cũng là thời điểm chọn lọc mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp bản lĩnh và khôn ngoan sẽ lựa cách đương đầu với những kịch bản được hoạch định chặt chẽ nhất có thể".

Chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh - Chủ tịch Hội đồng Giảng huấn Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI

Sự thiếu hụt lao động tạo ra áp lực lớn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nỗ lực phục hồi hậu khủng hoảng, đẩy giá cả tăng cao. Con người quyết định tất cả và con người cũng là chủ thể khó đoán định nhất. Chính vì hai yếu tố này nên càng có luật chơi rõ ràng bao nhiêu, doanh nghiệp càng ít rủi ro về nhân sự bấy nhiêu.

Quy chế và khế ước nhóm phải được đặt cao hơn những tục lệ. Vì vậy, trước khi thiết kế quy trình hay sắp xếp phân công công việc, bản khế ước chung cần được làm rõ và thỏa thuận trên cơ sở tuân thủ, kỷ luật. Sự hiệp đồng (làm việc nhóm) chỉ có thể đạt được khi hội tụ đủ 3 yếu tố: Thủ lĩnh (người đầu đàn) - Cương lĩnh (tôn chỉ hoạt động) - Kho báu (mục tiêu để đội ngũ hướng tới).

Quang cảnh một buổi hội thảo kinh tế do PTI tổ chức

Cơ sở hạ tầng hay tư liệu sản xuất là nguồn lực có hạn, nhưng không thể thiếu với doanh nghiệp sản xuất và đơn vị kinh doanh bắt buộc phải có mặt bằng. Việc tích tụ nguồn lực vật chất này là nền tảng để doanh nghiệp nhanh chóng quay lại phục vụ nền kinh tế với một hiệu suất cao hơn. Vì vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có tầm nhìn, chiến lược và khung hành động với cơ sở hạ tầng. Tích luỹ nếu có lực, nếu yếu lực thì sẵn sàng hợp tác trao đổi với các bên đã có sẵn. M&A (Merge & Aquisition- Mua lại & sát nhập) sẽ phát triển mạnh là vì thế.

Chuyên gia Trần Đình Thiên – Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam chia sẻ: "Nếu cách mạng 1.0, 2.0 và 3.0 giải phóng con người khỏi lao động chân tay, thì cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giải phóng con người một phần khỏi lao động trí óc”. Từ việc đơn giản trong nội bộ như như họp hành, báo cáo ... cho tới những giao dịch bên ngoài với các nguồn cung (nguyên vật liệu, ngân hàng, các cơ quan quản lý, khách hàng…), toàn bộ chuỗi kinh doanh này nên được đóng gói với giao diện thân thiện, tiện ích với một hệ sinh thái khép kín.

Chuyên gia Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam

Việc này có lợi ích trước mắt là giảm bớt khâu trung gian, số hóa được mọi hoạt động, nhanh chóng tiếp cận thông tin. Về lâu dài, chuyển đổi số là xu hướng không để đảo ngược trong sự tiến hóa của nhân loại. Doanh nghiệp không cần ôm đồm quá nhiều website và app. Website dùng để bán hàng, app dùng để chăm sóc hậu mãi. Một bộ công cụ chất lượng, một hệ thống dữ liệu phong phú sẽ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh sau một thời gian ngắn.

Một điều không bao giờ thay đổi chính là sự thay đổi.

Sản phẩm tốt, dịch vụ tốt là chưa đủ. Một thương hiệu mạnh luôn phải hướng tới lợi ích cộng đồng, bảo vệ môi trường sống và tính toán tới một tương lai sáng cho con cháu đời sau. Đó là phát triển bền vững, và cũng là kim chỉ nam cho sự ổn định, ổn thỏa.

Văn minh chỉ có được trong một miền tinh thần đẹp đẽ, cao thượng và để lại công quả cho nhiều đối tượng, nhiều thế hệ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đọc thêm

Xem thêm