Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:15 07/01/2023

Cảnh báo: Lạm phát Việt Nam có thể tăng vọt trong năm 2023

Hiện tại, các tổ chức thế giới và trong nước đã đưa ra nhiều nhận định trái chiều về kinh tế Việt Nam trong năm 2023.

Lạm phát Việt Nam năm 2023 có thể tăng vọt

Năm 2022, kinh tế Việt Nam có sự bứt phá rất mạnh, sau 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19. GDP ghi nhận mức tăng rất cao, đạt 8,02% trong năm 2022. Đặc biệt, so với thế giới, Việt Nam đã thành công khi kiểm soát lạm phát, ở mức 3,02%.

Các tổ chức thế giới và trong nước đã đưa ra nhiều nhận định trái chiều về kinh tế Việt Nam trong năm 2023.

Nhờ vào những thành tựu này, nhiều chuyên gia và các tổ chức trong và ngoài nước đã đánh giá khá lạc quan về kinh tế Việt Nam trong năm mới - năm 2023. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh không hoàn toàn thuận lợi.

Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam của Ngân hàng Standard Chartered cho biết, ngân hàng này vẫn tin vào tiềm năng phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong trung hạn.

Theo đó, Standard Chartered Việt Nam dự báo GDP Việt Nam trong năm 2023 có thể tăng 7,2%. Tuy nhiên, lạm phát có thể là mối đe dọa đối với sự phục hồi liên tục của Việt Nam.

Standard Chartered Việt Nam nhận định: Lạm phát của Việt Nam sẽ tăng trong suốt cả năm 2023, đạt khoảng 6% vào những tháng cuối năm và trung bình 5,5% trong cả năm 2023 và 2024 (so với mức 3,2% năm 2022). 

Ngân hàng Standard Chartered kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tăng lãi suất thêm 1,0 điểm phần trăm trong quý 1 năm 2023 và giữ nguyên cho đến cuối năm 2024 nhằm duy trì sự ổn định.

“Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thận trọng với lạm phát, sự suy yếu của đồng Việt Nam (VND) và rủi ro bất ổn tài chính phát sinh từ các khoản cho vay rủi ro trong lĩnh vực bất động sản. Ngân hàng Nhà nước có thể ưu tiên giữ ổn định đồng VND, miễn là nó không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh thương mại”, ông Tim cho biết.

Có cái nhìn nhẹ hơn về lạm phát, TS Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính nhận định: Trong thời gian tới, lạm phát so với cùng kỳ tại Việt Nam sẽ có xu hướng giảm dần sau khi đạt đỉnh vào tháng 1/2023 nhờ chính sách tiền tệ thận trọng của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2022, cũng như nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. 

“Lạm phát trung bình trong năm 2023 được dự báo xoay quanh mức 3,5%. Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2023 khoảng 4,5% hay thậm chí dưới 4% là hoàn toàn khả thi", ông Độ nói.

Trong khi đó, đại diện ngân hàng UOB cũng đưa ra quan điểm khá thận trọng khi nhận định về kinh tế Việt Nam.

UOB cho rằng, mức tăng trưởng 8,02% năm 2022 cho thấy sự bền bỉ cùng với khả năng phục hồi của Việt Nam sau những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, các động lực bên ngoài nhìn chung sẽ gặp khó khăn hơn do việc thắt chặt chính sách tiền tệ từ các ngân hàng trung ương lớn làm sức cầu suy yếu, đặc biệt là ở hai thị trường lớn Mỹ và châu Âu vốn chiếm đến 41% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam. 

Trong bối cảnh trên, nhu cầu trong nước là yếu tố được dự báo sẽ dẫn dắt tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay. UOB đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 ở mức 6,6%. Con số này cũng tương đương với mức tăng trưởng đã được Quốc hội thông qua là 6,5%.

Với tỷ lệ lạm phát, UOB nhận định tình hình có khả năng sẽ ổn định trong nửa đầu năm nay. Ngân hàng Nhà nước cũng dự kiến sẽ cân bằng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng đồng thời duy trì sự ổn định giá cả và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Không được “ngủ quên” trong chiến thắng

Ngân hàng HSBC cho biết Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á công bố số liệu năm 2022 với những con số ấn tượng cho một năm đầy thách thức. 

Trong đó, kinh tế Việt Nam trong quý 4 tăng trưởng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đưa tăng trưởng của cả năm 2022 lên 8,0%, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất của Việt Nam kể từ năm 1997.

Kinh tế Việt Nam năm 2023 đang đối mặt với nhiều thách thức.

Dù vậy, HSBC lưu ý: Việt Nam không nên ngủ quên trên chiến thắng với con số tăng trưởng đẹp đẽ này.

Bởi lẽ, một số chỉ số kinh tế Việt Nam vẫn đang có dấu hiệu chững lại. Đơn cử như ngành du lịch đang phục hồi chậm. Đồng thời, tình hình sản xuất có phần ảm đạm của Việt Nam là hình ảnh phản chiếu của lĩnh vực bên ngoài đang yếu đi bởi Việt Nam đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu dao động của các nước phương Tây.

Trong đó, xuất khẩu sụt giảm 14,0% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm trước, sự suy yếu diễn ra trên diện rộng ở các ngành hàng chính, đặc biệt là điện tử. 

"Triển vọng sản xuất của Việt Nam đang bắt đầu nhìn thấy thách thức với bằng chứng là chỉ số PMI mới nhất tiếp tục lao dốc xuống 46,4 trong tháng 12, mức thấp nhất trong vòng 1,5 năm qua", báo cáo của HSBC nêu rõ.

Đọc thêm

Xem thêm