Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:26 10/07/2022

Các kịch bản và yếu tố ảnh hưởng đến VN-Index trong tháng 7

Tại báo cáo vừa được công bố, Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC) đã đưa ra hai kịch bản cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 7. Theo đó, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng trong việc phân bổ các danh mục, hạn chế đối với các cổ phiếu mang tính chất đầu cơ cao.

Hai kịch bản cho thị trường chứng khoán (TTCK) tháng 7

Theo BSC, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn vẫn tăng 42,97% so với cùng kỳ, cho thấy một số lĩnh vực, ngành nghề còn nhiều khó khăn. Ngược lại, lũy kế bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng duy trì đà hồi phục cho thấy cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao. 

Trước nguy cơ suy thoái của Mỹ gia tăng, BSC chia dự báo tốc độ tăng trưởng xuất nhập trong những tháng tới theo 2 kịch bản, tiêu cực là kinh tế Mỹ suy thoái vào năm 2022 thì xuất khẩu có thể tăng 13,1% và nhập khẩu tăng 12,6%. Ngược lại, tích cực là kinh tế Mỹ suy thoái vào năm 2023, xuất có thể tăng 18% và nhập khẩu có thể tăng 17,3%. Đồng thời, BSC nâng mức dự báo CPI năm 2022 lên 3,8% trong kịch bản tích cực và 5,5% trong kịch bản tiêu cực do giá dầu duy trì đà tăng cao. 

Ảnh minh họa

Về diễn biến thị trường chứng khoán, BSC đưa ra hai kịch bản cho TTCK tháng 7 với quan điểm tích cực là VN-Index sẽ đạt 1.270 điểm. Trong kịch bản thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá tích cực hơn khi Chứng khoán BSC dự báoVN-Index cân bằng ở vùng đáy ngắn hạn và hướng đến vùng 1.250 – 1.270 điểm với tâm lý tích cực trở lại khi nền kinh tế tiếp tục cho thấy dấu hiệu tăng trưởng khả quan. 

Kịch bản thứ hai có phần kém sắc, tâm lý tiêu cực về nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ trước những hành động quyết liệt của Fed nhằm kiềm chế lạm phát cũng như sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc khi tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp bất chấp những biện pháp phục hồi kinh tế. Giá cả hàng hóa ở mức cao gây áp lực lên các biện pháp điều hành của Chính phủ, tâm lý bi quan, thận trọng tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong bối cảnh thanh khoản không có nhiều cải thiện. VN-Index được dự báo dao động trong vùng 1.160 - 1.180 điểm.

Theo BSC, P/E của VN-Index vận động trong vùng 13,5 - 14 lần khi tâm lý tích cực trở lại và nền kinh tế tiếp tục khởi sắc bên cạnh kỳ vọng kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp. Hiện tại, Mức P/E của VN-Index hiện đang ở mức định giá hấp dẫn khi đứng thứ 5 châu Á.

BSC khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng trong việc phân bổ các danh mục dựa trên triển vọng ngành và của kết quả kinh doanh quý II của từng doanh nghiệp, hạn chế đối với các cổ phiếu mang tính chất đầu cơ cao. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần theo dõi thêm tình hình lạm phát, chính sách điều hành lãi suất của FED các ngân hàng trung ương khác cũng như nguy cơ suy thoái kinh tế để hạn chế tối đa rủi ro. 

Những yếu tố có thể tác động tới TTCK Việt Nam tháng 7 

Trong tháng 7 này, BSC chỉ ra 4 nhóm yếu tố sẽ tác động tích cực đến TTCK Việt Nam. Đầu tiên là, việc nền kinh tế tiếp đà tăng trưởng ấn tượng bên cạnh kết quả kinh doanh quý II được kỳ vọng tích cực đối với các nhóm ngành cơ bản, hưởng lợi từ bối cảnh kinh tế thế giới. Chính phủ và các cơ quan quản lý cũng đang nỗ lực bình ổn giá cả các mặt hàng, đặc biệt là giá xăng dầu.

Về phía Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, các cơ quan đã và đang tiến hành triển khai nhiều biện pháp nâng cao tính chuyên nghiệp, hấp dẫn đối với TTCK nhằm mục tiêu sớm nâng hạng lên thị trường mới nổi. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên lãi suất điều hành cũng tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng phục sản xuất kinh doanh, bên cạnh việc khẩn trương triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% quy mô 40.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. 

Các nhiệm vụ 6 tháng cuối năm đề ra trong Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 của Bộ Tài chính cũng sẽ tác động đến TTCK thời gian tới. Cụ thể, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển thị trường; tăng cường công tác quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp và công ty đại chúng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường.

Ảnh minh họa

Trong khi đó, BSC cũng lưu ý về đà mua ròng của khối ngoại có khả năng chịu tác động khi FED và các ngân hàng trung ương lớn khác tiếp tục trong “cuộc đua” lãi suất nhằm hướng đến mục tiêu ưu tiên hàng đầu là chống lạm phát. Khả năng tiếp tục nâng lãi suất điều hành trong cuộc họp về chính sách tiền tệ của FED và ECB diễn ra vào thời gian cuối tháng 07 cũng sẽ tiếp tục tác động đến bối cảnh kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 tại Trung Quốc tiếp tục diễn biến khó lường trong khi các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc chưa tác động tích cực đến nền kinh tế. Ngoài ra, xung đột địa chính trị tiếp tục kéo dài, các biện pháp trừng phạt, đáp trả với tần suất và mức độ lớn hơn trước có thể gây tâm lý bất ổn, kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế thế giới.

Đọc thêm

Xem thêm