Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:00 02/11/2022

Các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc tấn công thị trường nước ngoài, đụng độ Amazon

Công ty công nghệ Pinduoduo và ByteDance đã tung ra các trang web thương mại điện tử (TMĐT) tại thị trường quốc tế trong vài tháng qua. Động thái này khiến hai công ty công nghệ Trung có một cuộc đựng độ với Amazon.

Ảnh minh họa

Pinduoduo, một trong những công ty TMĐT lớn nhất Trung Quốc, đã ra mắt trang web mua sắm tại Mỹ có tên Temu vào tháng trước, chuyên bán các sản phẩm thuộc các ngành hàng từ thời trang đến thể thao và điện tử. Vài tuần sau, ByteDance, chủ sở hữu ứng dụng video ngắn TikTok có trụ sở tại Bắc Kinh, đã tung ra một trang web thời trang có tên If Yooou. Website này hiện đang được vận hành tại Anh, Tây Ban Nha, Ý, Đức và Pháp.

Cả hai công ty đang tìm cách lặp lại sự thành công của Shein, nhà bán lẻ thời trang nhanh của Trung Quốc được định giá 100 tỷ USD với khách hàng từ khắp nơi trên thế giới. ByteDance và Pinduoduo cũng đang phát triển TMĐT xuyên biên giới với mục tiêu bán các sản phẩm Trung Quốc cho người người tiêu dùng Mỹ và châu Âu.

Các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang tìm kiếm con đường tăng trưởng mới bằng cách phát triển công việc kinh doanh ra nước ngoài. Động thái này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục đối mặt với những thách thức do chính sách kiểm soát COVID chặt chẽ và môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu xấu đi.

Jacob Cooke, Giám đốc điều hành của WPIC - công ty tiếp thị chuyên giúp các thương hiệu nước ngoài bán hàng tại Trung Quốc, cho rằng các chiến lược TMĐT xuyên biên giới của Pinduoduo và ByteDance sẽ khác nhau do mỗi công ty có những thế mạnh riêng. Tại Trung Quốc, Pinduoduo đã phát triển nhanh chóng bằng cách xây dựng liên kết trực tiếp với các nhà cung cấp và áp dụng các khoản chiết khấu lớn. Điều đó có thể hữu ích khi công ty muốn tìm nguồn cung ứng sản phẩm để bán hàng tại Mỹ và bán chúng với giá thành thấp. 

Trong khi đó, ByteDance đang điều hành TikTok - một trong những ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến nhất thế giới. Các thuật toán của công ty giúp họ nắm bắt được hành vi của người tiêu dùng, cộng với tiềm năng tận dụng hệ sinh thái TikTok cho TMĐT là những lợi thế to lớn.

Tuy nhiên, lấn sân sang thị trường nước ngoài không phải là điều dễ dàng. Dmonstudio, ứng dụng thời trang quốc tế dành cho phụ nữ của ByteDance đã đóng cửa vào tháng 2 vừa qua, chỉ 9 tháng sau khi ra mắt. Và Fanno, một trang thương mại điện tử khác của ByteDance hoạt động tại thị trường châu Âu, cũng không có nhiều sức hút. 

Mua sắm trực tiếp rất phổ biến tại Trung Quốc và một số quốc gia châu Á, nhưng nó chưa thực sự thành công ở châu Âu và Mỹ. Tờ Financial Times cho biết TikTok đã từ bỏ kế hoạch mở rộng chiến lược TMĐT phát trực tiếp ở châu Âu và Mỹ. Đó có thể là lý do ByteDance tiếp tục kiên trì với trang web TMĐT đồng hành cùng chiến lược mua sắm trên TikTok của mình.

ByteDance và Pinduoduo là những công ty Trung Quốc mới hơn đang tìm cách xâm nhập thị trường quốc tế. Alibaba và JD.com, hai công ty TMĐT lớn nhất Trung Quốc, đã và đang mở rộng ra nước ngoài trong vài năm gần đây.

Ảnh minh họa

Những nỗ lực của ByteDance và Pinduoduo tại nước ngoài khiến họ phải cạnh tranh trực tiếp với gã khổng lồ Amazon của Mỹ. Trang web Temu của Pinduoduo, chuyên bán các sản phẩm thuộc nhiều danh mục khác nhau, sẽ thách thức Amazon về giá cả. Trong khi Trong khi If Yooou của ByteDance sẽ cạnh tranh với Amazon trong lĩnh vực thời trang.

Tuy nhiên, sự thống trị của Amazon không dễ dàng bị lật đổ. Theo chuyên gia Cooke, khách hàng thường lên Amazon để tìm các sản phẩm hoặc thương hiệu cụ thể mà họ đã quyết định mua. Ngược lại, các nền tảng của Trung Quốc như Tmall của Alibaba và JD.com “hoạt động giống như các trung tâm mua sắm ảo, nơi mọi người đang lướt mạng và tham gia vào trải nghiệm xã hội kỹ thuật số”.

“Pinduoduo và ByteDance có thể ăn đứt thị phần của Amazon trong một số lĩnh vực nhất định như Shein đã làm, nhưng cuối cùng chúng sẽ không gây nguy hiểm cho Amazon trên thị trường TMĐT tại Mỹ. Các công ty Trung Quốc phải đối mặt với khả năng nhận diện thương hiệu thấp và cần xây dựng lòng tin của người dùng”, ông Cooke nhận định.

Đọc thêm

Xem thêm