Thị trường hàng hóa
Sự kết hợp giữa căng thẳng địa chính trị và chi phí cao hơn đang thúc đẩy các doanh nghiệp châu Âu lớn tìm kiếm các địa điểm sản xuất thay thế. Việt Nam là một trong số ít quốc gia châu Á không bị suy giảm nhiều về kinh tế trong đại dịch vào năm 2020 và 2021. Do đó Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Theo Ngân hàng Thế giới, năm nay, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng khoảng 5,5%. Kết quả kinh tế của Việt Nam trong và sau đại dịch đã thu hút được sự chú ý của một số công ty lớn của châu Âu. Nhà cung cấp ô tô của Đức Brose, có 11 nhà máy ở Trung Quốc, hiện đang quyết định giữa Thái Lan và Việt Nam về một địa điểm sản xuất mới.
Vào tháng 12 năm ngoái, Công ty Lego của Đan Mạch thông báo sẽ xây dựng nhà máy trị giá 1 tỷ USD (935 triệu euro) gần trung tâm kinh doanh phía Nam TP. Hồ Chí Minh, một trong những dự án đầu tư lớn nhất của châu Âu tại Việt Nam cho đến nay.
VSET - Linh hoạt số tiền đầu tư, trải nghiệm gói tiết kiệm
Năm 2022, do chính sách "zero-COVID" đang diễn ra của Bắc Kinh (Trung Quốc) khiến chuỗi cung ứng toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn khi hoạt động sản xuất vẫn nằm im trong các thành phố bị khóa, các công ty châu Âu đang tìm kiếm các giải pháp thay thế.
Và Việt Nam chính là điểm đến được các công ty châu Âu lựa chọn. Chính phủ Việt Nam cũng đang đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư. Ngoài ra, EU và Việt Nam đã phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do vào năm 2020, trong đó có hiệp định đầu tư, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA). Thương mại song phương đã tăng lên 49 tỷ Euro vào năm 2021, tăng từ 20,8 tỷ Euro vào năm 2012, năm bắt đầu các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA).
Một báo cáo của Germany Trade & Invest, một nền tảng nghiên cứu và tư vấn, chỉ ra rằng các hiệp định thương mại tự do này cũng giúp các doanh nghiệp châu Âu tiếp cận dễ dàng hơn với các hoạt động mua sắm công tại Việt Nam. Điều này bao gồm các dự án hợp tác công tư, một lĩnh vực được chính quyền địa phương yêu thích.
Theo EVIPA, tỷ lệ sở hữu tối đa của nước ngoài trong các ngân hàng thương mại đã tăng từ 30% lên 49%.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm