Thị trường hàng hóa
Marketing 0 đồng
Marketing 0 đồng (Zero cost – Marketing) là một hình thức tiếp thị "không chi phí". Hay nói cách khác là doanh nghiệp sẽ không đốt tiền vào việc chạy quảng cáo mà thay vào đó sẽ tận dụng mọi nguồn lực có sẵn của mình. Các nguồn tài nguyên sẵn có thể là các mạng xã hội, website, các trang thương mại điện tử lớn,…
Với mức vốn hóa thị trường hơn 1 nghìn tỷ USD, Tesla hiện là nhà sản xuất xe hơi có giá trị lớn nhất thế giới. Hãng xe điện của tỷ phú giàu nhất hành tinh đã giành được vị trí này chỉ trong vòng 17 năm ngắn ngủi, soán ngôi nhà vô địch lâu năm là Toyota. Trong khi các đối thủ cạnh tranh chi ra một khoản tiền khổng lồ cho quảng cáo, Tesla vẫn kiên định với chiến lược tiếp thị 0 đồng.
Thương hiệu cá nhân Elon Musk
Theo giới phân tích, nhân tố tạo ra sự khác biệt trong chiến lược quảng cáo của Tesla và các hãng xe khác nằm ở chính CEO Elon Musk. Với hơn 70 triệu người theo dõi trên Twitter, vị tỷ phú giàu nhất hành tinh luôn nằm trong nhóm các nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng nhất trên mạng xã hội toàn cầu.
Tỷ phú công nghệ dùng Twitter để chia sẻ những quan điểm của mình về trí tuệ nhân tạo, công nghệ và vũ trụ. Chỉ với một câu tweet Elon Musk có thể đẩy giá trị đồng tiền Shiba Inu tăng 69% chỉ sau 24 giờ đồng hồ.
Elon Musk thường xuyên thông báo tới khách hàng về những sản phẩm mới của Tesla trên Twitter. Hồi đầu tháng 10, vị CEO đã đăng tải bài viết nói rằng mẫu xe mới Cybertruck có khả năng “chống thấm nước” tốt như một chiếc thuyền. Đến hiện tại, bài đăng đã thu hút 14.800 lượt retweet, hơn 9.400 lượt trích dẫn, và hơn 207.000 lượt thích. Theo báo cáo của công ty, hơn 1 triệu người đã đặt hàng chờ mua Cybertruck, với chi phí đặt chỗ 100 USD.
Theo bà Stacy Minero, Giám đốc Chiến lược thương hiệu của Twitter, bên cạnh những tin tức thông báo, Elon Musk còn sử dụng nền tảng mạng xã hội để tạo liên kết với các khách hàng và những người hâm mộ. Bà Minero giải thích: "Ông ấy phản hồi các tweet của những người theo dõi bình thường, điều đó khiến mọi người cảm thấy mình đặc biệt”.
Không giống như BMW, Audi, Toyota hay nhiều tên tuổi đi trước, Tesla tương tác và chia sẻ thông tin với người theo dõi một cách trực tiếp từ ban lãnh đạo đến người dùng cuối, thay vì thông qua agency hoặc một đội ngũ marketing trung gian nào đó.
Tận dụng phương tiện truyền thông
Tesla đã giới thiệu mẫu xe Model S bằng một cách vô cùng thông minh – đó là mời các phóng viên, nhà báo lái thử chiếc xe và sau đó viết bài đánh giá sản phẩm. Để lái thử một chiếc xe Tesla từ một trung tâm bán hàng, một người bình thường cần đặt cọc 5.000 USD.
Tesla đã quảng bán dòng xe Model 3 bằng phương pháp tương tự và nhận được một số đánh giá tích cực từ các phương tiện truyền thông như MSN và Fox News. Đó là một biện pháp tiếp thị vô cùng tiết kiệm - tất cả những gì Tesla phải làm là cung cấp một chiếc xe. Hoặc, như trong trường hợp của Fox News, họ thậm chí không cần phải làm điều đó. Kênh tin tức này đã liên hệ với một chủ sở hữu Tesla để xin lái thử chiếc xe mới. Và như vậy, chính khách hàng của Tesla đã giúp tiếp thị các sản phẩm của hãng.
Tesla có sứ mệnh rõ ràng
Nhiều người tiêu dùng thích mua hàng từ các thương hiệu được thúc đẩy bởi một mục tiêu cụ thể. Điều này có nghĩa là những thương hiệu có quan điểm về các vấn đề xã hội, văn hóa, môi trường và chính trị sẽ thành công về lâu dài.
Ngay từ đầu, Tesla đã cho cả thế giới biết lập trường của họ là gì và quan trọng hơn, họ vẫn kiên định với nó. Với mục tiêu “đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của thế giới sang năng lượng bền vững”, mọi giao dịch của khách hàng đều góp phần tạo nên một tầm nhìn rõ ràng.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm