Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:30 26/09/2022

Ảnh hưởng của các nước châu Á trước lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ

Việc nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm sẽ là một động thái gây ảnh hưởng trên khắp châu Á.Trong đó, Philippines và Indonesia chịu thiệt hại nặng nề nhất, còn Thái Lan và Việt Nam, hai nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai và thứ ba toàn cầu, nhiều khả năng sẽ hưởng lợi.

Ấn Độ, nước chiếm khoảng 40% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu và xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia, đang cố gắng tăng nguồn cung và hạ nhiệt giá gạo trong nước do thời tiết bất thường làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt 21,5 triệu tấn vào năm 2021, con số này nhiều hơn tổng số lô hàng từ bốn nhà xuất khẩu gạo lớn nhất tiếp theo là Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ. 

Ảnh minh hoạ 

Kể từ ngày 2/9, sản lượng gạo của Ấn Độ đã giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước do lượng mưa dưới mức trung bình làm ảnh hưởng đến thu hoạch. Lượng mưa tại các bang sản xuất gạo lớn của Ấn Độ như Tây Bengal, Bihar và Uttar Pradesh đã ít hơn từ 30% đến 40% đã làm giảm sản lượng. 

Đầu năm nay, Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu lúa mì và đường để kiểm soát giá nội địa tăng do xung đột Nga-Ukraine khiến thị trường lương thực toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn. Vào ngày 9/9, trong một nỗ lực kiểm soát giá nội địa, Ấn Độ tiếp tục tuyên bố cấm xuất khẩu gạo tấm và đánh thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại gạo. 

Theo Tập đoàn tài chính Nomura, tác động của lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ được cảm nhận trực tiếp bởi các quốc gia nhập khẩu từ Ấn Độ và gián tiếp bởi tất cả các nhà nhập khẩu gạo, vì tác động của lệnh cấm này sẽ ảnh hưởng tới giá gạo toàn cầu. Đối với châu Á, tác động của lệnh cấm này sẽ không đồng đều, trong đó Philippines và Indonesia là những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nhất bởi lệnh cấm.  

Philippines là nhà nhập khẩu ròng gạo lớn nhất châu Á. Tỷ trọng của gạo và các sản phẩm từ loại lương thực này chiếm 25% rổ lương thực dùng để tính CPI. Tỷ trọng này là cao nhất trong khu vực. 

Cơ quan thống kê Philippine cho biết, lạm phát ở nước này ở mức 6,3% vào tháng 8, cao hơn phạm vi mục tiêu của Ngân hàng Trung ương từ 2% đến 4%. Do đó, lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ sẽ là một đòn giáng nặng nề vào quốc gia này.  

Tương tự, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ cũng sẽ gây bất lợi cho Indonesia. Indonesia có thể là quốc gia bị ảnh hưởng nặng thứ hai ở châu Á. Indonesia nhập khẩu hơn 2% lượng gạo tiêu thụ và gạo chiếm khoảng 15% trong rổ lương thực dùng để tính chỉ số CPI của nước này. 

Đối với các quốc gia châu Á khác, tác động sẽ nhỏ hơn. Như Singapore, nước phải nhập khẩu tất cả loại gạo, trong số đó 28,07% vào năm 2021 đến từ Ấn Độ. Tuy nhiên, Đảo quốc Sư tử không dễ bị ảnh hưởng như Philippines và Indonesia vì tỷ trọng gạo trong rổ tính CPI của Singapore là khá nhỏ.

Người tiêu dùng ở Singapore có xu hướng chi một phần lớn chi phí của họ cho các dịch vụ, điều này thường xảy ra ở các nước có thu nhập cao hơn. Mặt khác, các nước có thu nhập thấp và trung bình có xu hướng chi một tỷ lệ chi phí lớn hơn cho thực phẩm. 

Ảnh minh hoạ 

Mặt khác, một số quốc gia có thể được hưởng lợi bao gồm Thái Lan và Việt Nam, hai nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai và thứ ba toàn cầu. Bởi hai nước có thể trở thành lựa chọn thay thế cho các nước tiêu thụ gạo. 

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu Global Information vào tháng 7, tổng sản lượng gạo của Việt Nam là khoảng 44 triệu tấn vào năm 2021, với xuất khẩu mang lại 3,133 tỷ USD. Thái Lan đã sản xuất 21,4 triệu tấn gạo vào năm 2021, tăng 2,18 triệu tấn so với năm trước. 

Xuất khẩu gạo trên đà tăng cùng với việc lệnh cấm của Ấn Độ gây áp lực lên giá cả, kim ngạch xuất khẩu gạo của hai quốc gia Đông Nam Á nhiều khả năng sẽ bùng nổ. Nhà kinh tế Sonal Varma nhận định, bất kỳ nước nào hiện đang nhập khẩu từ Ấn Độ cũng sẽ tìm cách nhập khẩu nhiều hơn từ Thái Lan và Việt Nam. 

Hiện nhiều khách hàng từ châu Phi, Nga quay sang đặt hàng mua gạo trắng của Việt Nam khi giá gạo thế giới tăng lên. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cho biết, giá gạo xuất khẩu đang ở mức cao nhưng cái khó bây giờ là lượng gạo trong kho của các doanh nghiệp vẫn hạn chế.

Thông tin Ấn Độ cấm xuất khẩu tấm và hạn chế xuất khẩu gạo trắng đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam hưởng lợi khi giá gạo xuất khẩu tăng thêm 15-25 USD/tấn tùy loại. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại mỗi năm Việt Nam cũng nhập hàng trăm ngàn tấn tấm và gạo trắng từ Ấn Độ nên chính sách mới của nước này sẽ khiến các đơn vị nhập khẩu của nước ta bị ảnh hưởng.

 

Đọc thêm

Xem thêm