Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:39 17/07/2022

8 cặp đối thủ kinh doanh "không đội trời chung" trên thế giới

Trên thị trường, có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, và họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh nhau gay gắt.

Hãy cùng điểm qua một số cặp đối thủ kinh doanh cạnh tranh nhau ác liệt nhất trên thương trường.

Coca và Pepsi

Khi nhắc đến những đối thủ kinh doanh trên thế giới, điều đầu tiên mọi người nghĩ tới đó là cuộc chiến giữa hai hãng giải khát Cocacola và Pepsi.

Sự cạnh tranh giữa hai hãng nước giải khát này đã trở thành huyền thoại, vượt mọi khoảng cách thời gian, không gian và văn hóa, được nhắc đến như là một biểu tượng của của nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc đụng độ này kéo dài hơn một thế kỷ, nhưng tới nay vẫn chưa bao giờ giảm nhiệt. Bởi lẽ, họ có chung khách hàng mục tiêu, chỉ khi tiêu diệt được đối thủ thì doanh nghiệp của mình mới trở thành độc tôn. Sự cạnh tranh không chỉ gói gọn trong phạm vi nước Mỹ mà còn lan rộng ra toàn cầu, bất kỳ ngóc ngách nào có Coca là sẽ có Pepsi và ngược lại. Ngay ở Việt Nam hai hãng giải khát hàng đầu thế giới này cũng “chiến đấu” một cách ác liệt, tranh giành nhau từng khu vực, địa bàn một, liên kết với các đơn vị trong nước để thu hút thị phần.

Sự cạnh tranh khốc liệt này thể hiện ngay trong quảng cáo của hai hãng cho tới những tuyên ngôn của các nhà lãnh đạo. Tuy vậy, có thể thấy rằng, Coca vẫn giữ vị trí số 1 trên thị trường nước giải khát, chỉ có năm 1979 lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán hàng của Pepsi vượt Coca. Nhưng thời kỳ hoàng kim này nhanh chóng chấm dứt.

Không ai có thể nói được cuộc chiến giữa hai thương hiệu này sẽ kéo dài bao lâu, 10 năm, 20 năm hay tận 100 năm nữa. Nhưng có thể khẳng định cặp đối thủ kinh doanh truyền kiếp này sẽ không bao giờ nhượng bộ nhau, luôn tìm mọi cách mở rộng thị phần và phát triển thương hiệu.

McDonald’s và Burger King

McDonald’s và Burger King cũng được coi là đối thủ truyền kiếp của nhau. Ra đời vào thế kỷ 20, cả hai thương hiệu này đua nhau tung ra những chiến lược để hạ bệ đối thủ của mình.

Điển hình như trong những thập niên 70, Burger King đã định vị thương hiệu “Chất lượng bánh của Burer King cao hơn chất lượng bánh của Mc Donald”. Lời tuyên chiến trực tiếp này tạo ra bước ngoặt trong cuộc chiến tranh giành vị trí số 1 trong ngành “công nghiệp đồ ăn nhanh”.

Năm 1997, Burger King tung ra thị trường món mới với khiêu khích  “Mùi vị đánh bại cả Mc Donald’s”. Burger King còn đưa ra thực đơn gần như giống hệt đối thủ, chủ khác chiếc bánh Big King được quảng cáo là có lượng thịt bò nhiều hơn đối thủ 22 gram trong khi giá thành không đổi (bánh của Mc Donalds là Big Mac).

Mặc dù vậy, Mc Donalds luôn chiếm lợi thế dù đối thủ của mình tung ra nhiều chiến dịch. Ví dụ như trong năm 2013 doanh thu một nhà hàng Burer King tại Mỹ là 1,2 triệu USD trong khi của Mc Donalds là 2,6 triệu USD.

Microsoft và Apple

Cuộc cạnh tranh giữa hai ông lớn làng công nghệ này còn được ví von là cuộc đấu trí giữa Bill Gates và Steve Jobs (dù hiện nay Steve Jobs đã mất). Mặc dù không ác liệt như 2 cặp đối thủ kinh doanh trên nhưng cuộc chạy đua giữa hai thương hiệu này đã làm thay đổi bộ mặt thế giới.

Cho tới nay, trả qua nhiều thăng trầm, Microsoft vẫn luôn đi đầu với hệ điều hành Windows, đặc biệt là sau sự xuất hiện của Win 7 (với hơn 90 triệu bản trong 5 tháng ra mắt).

Đặc biệt trong những thập niên 80 do những thay đổi không phù hợp trong chiến lược quản lý mà cuộc chơi hoàn toàn tuột khỏi tay Apple và họ bị tụt hạng thảm khốc trong cạnh tranh. Đó là thời kỳ hoàng kim của Microsoft – ông trùm làng công nghệ, họ tăng trưởng theo cấp số nhân mà không hề sợ cạnh tranh.

Tới năm 1997, Steven Jobs trở lại đã vạch ra một chiến lược với đưa Apple tiến dần vảo kỷ nguyên mới hậu PC dù phải nhận 150 triệu USD đầu tư từ Bill Gates.

Họ phát triển mạnh mẽ và trở thành cường quốc trong thế giới công nghệ, cho ra đời hàng loạt sản phẩm từ Ipod, Ipad, đặc biệt là Iphone đã thay đổi cuộc đời của hãng công nghệ này, vượt qua đối thủ kinh doanh truyền kiếp của mình. Microsoft vẫn liên tục phát triển và cạnh tranh nhưng dường như chưa có sự đột phá mạnh nào để tìm lại vị thế như xưa.

Reebok và Nike

Cuộc chiến cạnh tranh giữa Reebok và Nike đã diễn ra được hơn 3 thập kỷ. Phil Knight, nhà sáng lập Nike, đã từ bỏ sự nghiệp làm kế toán để thành lập công ty nhập khẩu giày thể thao Tigers chất lượng cao của Nhật vào Mỹ. Năm 1964, Knight góp cổ phần với Bill Bowerman (huấn luyện viên thể thao), mỗi người 500 USD, thành lập công ty dụng cụ thể thao Blue Ribbon (tiền thân của Nike). Cả hai đều tỏ ra không hài lòng với những đôi giày của Hãng Tigers. Họ quyết định tự thiết kế và sản xuất những đôi giày của chính mình.

Còn Reebok tiền thân là một thương hiệu của Anh mang tên J.W. Foster & Sons được thành lập vào năm 1895. Năm 1958, hai cháu trai của nhà sáng lập đã đặt lại tên công ty thành Reebok. Năm 1979, nhà phân phối hàng thể thao Paul Fireman đã nhận ra tiềm năng và trở thành đại lý của hãng giày này tại Mỹ. Năm 1984, Fireman mua lại Reebok.

Một trong những sự khác biệt lớn nhất của hai thương hiệu giàu nổi tiếng này là đối tượng khách hàng trung thành. Nike chủ yếu tập trung vào khách hàng nam trong khi Reebok làm thị trường dành cho cả nam và nữ. Năm 1987, Reebok vượt qua Nike. Kể từ đó, hai thương hiệu này cạnh tranh lẫn nhau và thúc đẩy doanh số bằng việc sử dụng hình ảnh các vận động viên nổi tiếng làm đại diện. Nike có Michael Jordan trong khi Reebok có Shaquille O’Neal. Đến nay, Reebok đã bị Adidas mua lại nhưng vẫn đứng xa vị trí thứ 2 của Nike.

Sony và Nintendo

Sony và Nintendo là đối thủ cạnh tranh với nhau hơn 15 năm nay, dù sau này Sony phải bận rộn “chiến” với Microsoft.  Nintendo khởi đầu khá khiêm tốn tại Nhật Bản với việc sản xuất bài tây và không được coi là một công ty game cho tới năm 1970. Dù trước đó Nintendo cũng phải cạnh tranh không ít, nhưng phải tới năm 1995, đối thủ lớn nhất của hãng game này mới xuất hiện. Đó là Sony với việc cho ra mắt Playstation.

Với đồ họa 3D và định dạng CD, Sony thống lĩnh thị trường game thế giới. Đáp lại, Nintendo tung ra N64. Tuy nhiên, với doanh số gấp 3 lần, công nghệ CD của Sony “ăn đứt” công nghệ băng từ của Nintendo. Ngày nay, cả hai hãng đều cạnh tranh với nhau bằng các dòng máy chơi game hiện đại, Nintendo với Wii (& Wii U) và Sony với Playstation 4. Nhưng Sony vẫn vượt qua Nintendo về mặt doanh số.

Ferrari và Lamborghini

Truyền thuyết kể rằng Ferruccio Lamborghini không thỏa mãn với các dòng xe của Ferrari và quyết định thành lập hãng xe hơi riêng của mình vào năm 1967. Thoạt nhìn, siêu xe của hai hãng này có nhiều điểm tương đồng như hào nhoáng, khỏe khoắn và xa xỉ. Cả hai đều xuất xứ từ Italy và có hình động vật trong logo.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa hai hãng là cuộc chiến một chiều bởi Ferrari vượt xa Lamborghini về doanh số vào năm 2010. Cuộc chiến 70 năm giữa hai thương hiệu này vẫn tiếp diễn nhưng cả hai đều thừa nhận đối thủ tạo ra những chiếc xe chất lượng và đẳng cấp.

Energizer và Duracell

Hai hãng pin Energizer và Duracell quen thuộc với chúng ta khi có mặt trong hầu hết các vật dụng thông thường. Energizer ra đời từ những năm 1800, trong khi Duracell xuất hiện khá muộn vào giữa những năm 1960.

Nickelodeon và Disney Channel

Disney Channel là  kênh truyền hình thiếu nhi thuộc sở hữu của tập đoàn truyền thông toàn cầu Disney, trong khi Nickelodeon là chương trình truyền hình cáp được các khán giả tuổi teen và trẻ nhỏ yêu thích trong nhiều năm. Disney từng lôi kéo một số lãnh đạo cấp cao của Nickelodeon trong đó có Rich Ross - người hiện đứng đầu Disney Channel. Cuộc chiến cạnh tranh giữa Nickelodeon và Disney Channel vẫn đang rất gay cấn.

Đọc thêm

Xem thêm