Thị trường hàng hóa
Logo là yếu tố đầu bảng trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu bằng thị giác. Ví dụ, nếu nhắc tới BMW, người ta hiểu ngay xe sang, nhắc Cocacola nhớ đến nước giải khát, Gọi Omo khi nói về bột giặt…
Đi kèm với logo sẽ là bộ nhận diện văn phòng cơ bản như: tagline, danh thiếp, visit card, tiêu đề thư, phong bì thư…
Khi thiết kế logo, doanh nghiệp cần chú ý tới những điểm sau:
- Logo phải thể hiện được tinh thần thương hiệu, đơn giản nhưng sự sáng tạo.
- Logo bao gồm hình ảnh thương hiệu, khẩu hiệu thì cần đảm bảo kích thước tối thiểu trên mọi ấn phẩm thiết kế.
- Cần nhớ khoảng cách an toàn khi thiết kế logo: Không gian trống (khoảng nghỉ cho mắt).
- Xây dựng các phiên bản logo trên một số màu nền cơ bản và sử dụng linh hoạt trong ứng dụng thiết kế ấn phẩm truyền thông.
- Doanh nghiệp cần xác định màu sắc nhận diện thương hiệu chủ đạo.
- Xác định các tone màu bổ trợ cho tone màu chính, thường sẽ lấy màu theo sự kiện hoặc ngành...
- Cần xác định tỉ lệ màu trong bố cục của các sản phẩm thương hiệu. Nên sử dụng tối đa 3 màu: chủ đạo, bổ trợ, nhấn mạnh để làm nổi bật ấn phẩm thiết kế.
- Lưu lại bản quy chuẩn màu sắc nhận diện theo RGB (màu hiển thị trên thiết bị số) và CMYK(hệ màu in ấn).
- Doanh nghiệp cần xác định phong cách sáng tạo dựa theo tính cách nhận diện thương hiệu.
- Xác định các ứng dụng ion, hình minh hoạ, hoạ tiết, nhân vật thương hiệu.
Bạn cần nhớ, hình ảnh là một trong những yếu tố nhận diện thương hiệu bổ trợ. Hình ảnh đúng mục tiêu, đẹp sẽ giúp nâng tầm thương hiệu trong mắt đối tác, khách hàng.
Khi thiết kế hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp phải lưu ý tới những điều sau:
- Thông điệp hình ảnh cần truyền tải phải nhắm đúng đối tượng khách hàng và thể hiện giá trị thương hiệu.
- Căn cứ vào tính cách thương hiệu để xây dựng hình ảnh phù hợp. Ví dụ thương hiệu nhẹ nhàng, nữ tính có thể sử dụng gam màu pastel, thương hiệu cá tính có thể sử dụng nhiều tone màu đậm tương phản.
Xác định một vài font chữ cơ bản cho thương hiệu: text logo, text tagline, text heading, text trên website…
Font chữ cũng nên chọn dựa trên tính cách thương hiệu và đặc thù ngành. Ví dụ ngành mẹ và bé nên chọn các font chữ dạng tròn trong khi các ngành hàng B2B thường sử dụng font đứng và cứng cáp hơn.
Bố cục thiết kế là phần quan trọng trong bộ nhận diện thương hiệu. Việc sắp xếp bố cục sẽ tạo nên cảm xúc khác nhau cho người xem.
Thiết kế nhận diện cần lưu ý sắp xếp khoa học các yếu tố như ảnh, logo, chữ và đặc biệt khoảng trắng. Khoảng trắng sẽ giúp xem thoải mái khi nhìn hình và tạo tính sang trọng hơn cho ấn phẩm thiết kế.
Ngôn ngữ thương hiệu là một phần quan trọng trong nhận diện thương hiệu.
Mỗi thương hiệu sẽ có 1 ngôn ngữ riêng biểu hiện ở: tông giọng, khẩu hiệu, tên thương hiệu…
Tên thương hiệu là thứ đi theo doanh nghiệp xuyên suốt hành trình. Tên thương hiệu cần dễ đọc, dễ nhớ, nên sử dụng các nguyên âm, ngắn gọn. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến việc bảo hộ tên thương hiệu để sử dụng lâu dài.
Một câu nói ngắn gọn thể hiện tinh thần doanh nghiệp: thể hiện quy mô, tầm vóc, thể hiện cảm xúc, thể hiện sứ mệnh…vvv
Mỗi thương hiệu sẽ có 1 tone giọng riêng. Có thương hiệu hướng tới sự đẳng cấp, chuyên nghiệp trong tone giọng. Có thương hiệu sẽ hướng tới sự gần gũi, nhẹ nhàng. Có thương hiệu hướng tới sự trẻ trung. Tùy vào tính cách thương hiệu mà những người làm branding sẽ biểu đạt tone giọng khác nhau.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm