Thị trường hàng hóa
Bán hàng qua livestream đang trở thành xu hướng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Xu hướng này bắt nguồn từ Trung Quốc, nơi nó đã tạo ra doanh thu 300 tỷ USD vào năm 2021. Kể từ đó, bán hàng qua livestream đã lan rộng ra phần còn lại của thế giới, với sự tham gia của các nền tảng như Facebook, Amazon, Shopee, Lazada,...
So với cách bán truyền thống, livestream giúp người bán giới thiệu sản phẩm dễ dàng hơn, đánh đúng tâm lý người tiêu dùng khi họ được tận mắt thấy chất liệu, kích cỡ, màu sắc của sản phẩm. Ngoài ra, hình thức bán hàng này còn giúp khách hàng tương tác, đặt câu hỏi trực tiếp với người bán. Theo Báo cáo Toàn cảnh ngành Thương mại điện tử của Lazada, 80% người tiêu dùng khẳng định, họ dễ dàng chốt đơn khi xem livestream hơn khi xem một bài đăng thông thường
BOPIS – Buy Online Pickup In Store – là hình thức bán lẻ cho phép khách hàng đặt mua hàng trực tuyến và lấy sản phẩm tại điểm bán. Với BOPIS, người mua sắm không mất chi phí vận chuyển, không phải chờ đợi thời gian giao hàng, và có thể trả lại các mặt hàng không đúng như mô tả hay không đáp ứng mong đợi của họ. Mô hình kinh doanh này cũng giúp kích thích doanh số bán hàng cho nhà bán lẻ. Theo khảo sát của Doddle Press Release to Retail Dive, 85% người mua hàng cho biết họ đã mua thêm đồ tại cửa hàng khi đến để nhận những mặt hàng mua trực tuyến.
Các nhà bán lẻ trên khắp thế giới đang áp dụng mô hình BOPIS để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Chiến lược bán lẻ phổ biến này mang đến cho khách hàng những điều tốt nhất bằng cách tích hợp mua sắm online và nhận hàng tận nơi. Doanh thu từ BOPIS đã tăng trung bình 35% trong mùa lễ năm 2019 và đại dịch đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của hình thức kinh doanh này. Dự đoán trên toàn cầu, mô hình BOPIS sẽ đạt 703 tỷ USD doanh thu vào năm 2027.
Theo thống kê, chỉ có khoảng 50% đơn vị bán hàng đạt được hạn ngạch quota trong những năm gần đây. Trong số đó, có tới gần 40% công việc bán hàng được thực hiện bằng công nghệ AI. Với sự hiệu quả trên, công nghệ này đã được kỳ vọng có thể gia tăng tới 139% trong vòng với năm.
Bằng cách thu thập dữ liệu khách hàng, AI có thể giúp tạo nội dung và đề xuất phù hợp với khách hàng cụ thể. Nó cũng có thể dự đoán hành vi mua sắm dựa trên lịch sử duyệt và tìm kiếm trực tuyến của người dùng, giúp tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng. Không những thế, các công nghệ hiển thị hình ảnh cũng được đầu tư để có thể cải thiện tương tác giữa khách hàng và sản phẩm, rút ngắn khoảng cách của trải nghiệm sản phẩm giữa mô hình online và offline.
Ngoài ra, AI hỗ trợ trải nghiệm thương mại điện tử như một trợ lý ảo trực tuyến vô cùng thông minh. Trong một cửa hàng vật lý, khách hàng có thể tiếp cận nhân viên khi có thắc mắc. Các cửa hàng trực tuyến thường không có lợi ích này, do đó, khách hàng sẽ phải tự tìm hiểu hoặc rời đi. Chatbot AI có thể giúp lấp đầy khoảng trống dịch vụ này khi cung cấp hỗ trợ 24/7 cho khách hàng.
DTC hay Direct to Customer (bán trực tiếp đến khách hàng) là hình thức doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm của mình tới khách hàng qua website, cửa hàng chính hãng, thương mại điện tử mà không cần bất kỳ kênh phân phối nào. Nhiều nhà sản xuất nhận thấy rằng việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hiệu quả và có lợi hơn so với bán hàng thông qua các nền tảng của bên thứ ba.
Doanh nghiệp theo đuổi mô hình DTC sẽ tập trung đưa sản phẩm đến thẳng tới tay khách hàng mà loại bỏ các khâu bán lẻ trung gian. Điều đó có nghĩa họ cắt giảm hoa hồng cho nhà phân phối trung gian và do đó giảm giá cho người dùng cuối.
Mô hình này đã chứng tỏ hiệu quả ở các công ty lớn, chẳng hạn như Nike. Năm 2019, thương hiệu quyết định cắt đứt quan hệ với Amazon. Hiện Nike đang bán hàng trực tiếp cho khách hàng thông qua website bán lẻ sản phẩm của chính mình mà không phải thông qua bên trung gian (nhà phân phối, đại lý uỷ quyền hoặc nền tảng TMĐT khác).
Doanh nghiệp xanh hay doanh nghiệp bền vững là công ty không gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường, đối với cộng đồng hay nền kinh tế. Một nghiên cứu của tập đoàn công nghệ IBM cho thấy cứ hai người tiêu dùng thì có một người cho biết họ sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường. Trong khi đó, 4/5 người tiêu dùng vào năm 2022 cho biết tính bền vững là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn ủng hộ một thương hiệu. Điều này đã khiến ngày càng nhiều nhà bán lẻ đầu tư vào các sáng kiến phát triển bền vững.
Để phát triển kinh doanh xanh, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp sau: giảm tiêu thụ năng lượng, loại bỏ chất thải và sử dụng vật liệu bền vững, tuân thủ luật, quy định về môi trường, mua lại hoặc nhận lại sản phẩm, bao bì sau sử dụng từ khách hàng để tái chế.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm