Thị trường hàng hóa
Một nhà lãnh đạo tuyệt vời không phải bởi vì họ điều hành công ty hoặc bộ phận của riêng mình. Họ cũng không phải là tuyệt vời chỉ bởi vì họ đã xuất sắc trong ngành của họ ngay từ những ngày đầu hoặc đã tuyển dụng được một team đáp ứng tất cả các nhu cầu của doanh nghiệp. Mặc dù những điều đó đều quan trọng nhưng nó chỉ tạo ra một nhà lãnh đạo chứ không phải là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
Lãnh đạo hiệu quả chính là sự khác biệt giữa một nhà lãnh đạo tầm thường và một lãnh đạo vĩ đại. Không chỉ vậy, khả năng lãnh đạo mạnh mẽ tạo ra một lực lượng lao động cũng mạnh mẽ không kém.
Nghiên cứu cho thấy một trong những lý do phổ biến nhất khiến nhân viên ở Mỹ không hài lòng trong công việc tới từ việc quản lý tiêu cực. Thay vào đó, họ sẽ cảm thấy bớt căng thẳng và áp lực hơn khi có thể tương tác tốt với các nhà lãnh đạo.
John Quincy Adams, Tổng thống thứ sáu của Hoa Kỳ, nói rằng: "Khi hành động của bạn truyền cảm hứng cho người khác mơ ước nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều hơn và trở nên tốt hơn, bạn là một nhà lãnh đạo thực sự". Theodore M. Hesburgh, Hiệu trưởng Đại học Notre Dame, cho biết bản chất của lãnh đạo là "bạn buộc phải có tầm nhìn - bạn không thể hành động mà thiếu đi sự chắc chắn”.
Theo tiến sĩ Samantha Madhosingh, Nhà tư vấn chiến lược lãnh đạo đã từng xuất bản bốn cuốn sách, có những thói quen quyết định sự khác biệt giữa những nhà lãnh đạo tầm trung và những nhà lãnh đạo vĩ đại. Dưới đây là năm trong số những điều phổ biến nhất mà bà đã đúc kết từ kinh nghiệm của mình.
Quên IQ đi – yếu tố cần được tập trung là EI (emotional intelligence – trí tuệ cảm xúc) cao khi nói đến khả năng lãnh đạo mạnh mẽ. Điều này đề cập đến trí thông minh cảm xúc, là khả năng nhận biết và hiểu cảm xúc ở bản thân bạn và người khác. Mọi người thường sử dụng điều này để quản lý hành vi và quá trình giao tiếp của họ.
Ngày nay, khả năng lãnh đạo đòi hỏi sự phát triển thông qua thực hành và nhận thức có chủ đích. Những nhà lãnh đạo giỏi nhất trong số chúng ta dành thời gian để đầu tư vào cảm xúc của chính họ và những người khác. Họ thường phân tích tại sao nhân viên có thể hành động hoặc phản ứng theo những cách khác nhau - và tìm cách hiểu lý do đằng sau điều này.
Điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ tuân theo phương châm "hãy phản hồi lại chứ đừng phản ứng lại" khi đưa ra các quyết định kinh doanh.
Họ biết những phản ứng cảm xúc bản năng trước những tình huống khó khăn sẽ không dẫn đến kết quả tốt nhất. Thay vào đó, họ sẽ xem xét tất cả thông tin trong một tình huống, nhu cầu và mong muốn của mọi người để có những phản hồi kịp thời. Những quyết định của họ không phải là những quyết định theo cảm tính.
Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm và mắc sai lầm không phải là dấu hiệu của khả năng lãnh đạo kém.
Khi một nhà lãnh đạo mắc sai lầm, điều tồi tệ nhất mà họ có thể làm là phớt lờ nó hoặc giả vờ như nó không xảy ra. Điều này gửi một thông điệp đến nhân viên của họ rằng họ có thể không quan tâm đến những gì đã xảy ra, họ hoàn toàn không biết về nó hoặc điều quan trọng hơn việc chịu trách nhiệm là cái tôi của họ. Đổi lại, nhân viên sẽ mất lòng tin vào người lãnh đạo đó và cuối cùng, họ cũng sẽ mất đi sự tôn trọng.
Một nhà lãnh đạo tuyệt vời sẽ làm điều ngược lại. Họ sẽ đánh giá và phân tích những gì đã xảy ra. Họ sẽ thừa nhận bất kỳ sai sót hoặc sai lầm nào, và trọng tâm chính của họ sẽ là tìm ra những gì đã xảy ra, rút ra những bài học kinh nghiệm và cách có thể tránh được sai lầm tương tự trong tương lai.
Nhiều nhà lãnh đạo sẽ đưa nhân viên của họ tham gia vào quá trình này, giải thích cho nhân viên lý do tại sao họ quyết định như vậy và hướng tới việc cải thiện cho mọi thứ tốt hơn. Sự minh bạch này xây dựng lòng tin và sự cởi mở với đồng nghiệp, điều mà các nghiên cứu cho thấy là nền tảng của nhiều mối quan hệ vững chắc. Khi bạn có một nơi làm việc với đầy đủ các mối quan hệ bền chặt, ngay cả khi sai lầm bị mắc phải, nó vẫn gắn kết của nhân viên một cách chặt chẽ.
Trên thực tế, thông qua việc học hỏi từ những sai lầm, các nhà lãnh đạo có cơ hội xây dựng một lực lượng lao động mạnh mẽ hơn.
Nhân viên thường nhìn vào một nhà lãnh đạo để có tầm nhìn, định hướng và sự rõ ràng. Nếu một nhà lãnh đạo không thể giao tiếp tốt, hiệu suất và sự hiểu biết của nhân viên về công ty của họ sẽ bị chững lại. Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.
Một phần quan trọng của giao tiếp hiệu quả là lắng nghe tích cực. Khi ai đó đang nói chuyện với họ, một nhà lãnh đạo tuyệt vời sẽ tập trung vào những gì đang được nói. Họ sẽ theo dõi các câu hỏi và tiếp thu quan điểm của người khác. Họ hiểu rằng chỉ vì họ là một nhà lãnh đạo, không có nghĩa là họ luôn đúng.
Lắng nghe tích cực là một cách giao tiếp giúp xoa dịu các tình huống căng thẳng tiềm ẩn và giúp tìm kiếm giải pháp. Khi nhân viên nói rằng họ muốn tiếng nói của họ được lắng nghe, điều đó có nghĩa là họ muốn lãnh đạo lắng nghe nhu cầu của họ. Các nhà lãnh đạo có thể cảm thấy khó khăn khi tìm hiểu nhân viên của họ đang nghĩ gì, vì vậy, việc dành thời gian để lắng nghe họ sẽ cho phép cả hai bên thực sự hiểu nhau.
Những sai sót trong công việc là điều nhiều khi không thể tránh khỏi. Một nhà lãnh đạo giỏi tạo ra các công cụ để đối phó với những tình huống này một cách bình tĩnh. Điều này sẽ khác nhau giữa các nhà lãnh đạo, tùy thuộc vào tính cách của họ.
Khi các vấn đề phát sinh, họ sẽ tìm đến "bộ công cụ" chuyên dụng này để giúp bản thân nhận ra những gì thực sự quan trọng và quyết định hướng đi tiếp theo một cách xây dựng.
Nhưng thói quen để giữ bình tĩnh của các nhà lãnh đạo tài ba có thể gồm tập thể dục thường xuyên, các kỹ thuật thở cụ thể, dành thời gian để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, một sở thích giúp thư giãn đầu óc, dành thời gian cho những người họ yêu thương, tham gia một lớp học yoga hoặc dắt chó đi dạo để rũ sạch sự căng thẳng. Những điều này có khả năng đưa họ vào không gian thích hợp để tìm ra hướng đi tiếp theo một cách hiệu quả và đưa ra những quyết định tốt hơn trong công việc.
Như Benjamin Franklin đã nói: "Nếu bạn không lập kế hoạch, bạn đang lập kế hoạch để thất bại”.
Các nhà lãnh đạo vĩ đại biết rõ điều này và sẽ không bao giờ mạo hiểm cơ hội thành công của họ bằng cách bỏ qua sự cần thiết của việc lập kế hoạch. Họ chủ động lập kế hoạch và chuẩn bị chiến lược trước khi đưa ra và thực hiện các quyết định mấu chốt.
Ngoài việc lập kế hoạch cho các sự kiện quan trọng, họ cũng có thể tạm hoãn các nhiệm vụ hàng ngày để đảm bảo rằng về tổng thể, doanh nghiệp đang đi đúng hướng để đạt được sự phát triển và thành công. Nếu không, họ vẫn sẽ có cơ hội hướng tới những thay đổi có ý nghĩa để tạo ra kết quả họ mong muốn.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm