Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
06:35 08/07/2022

4 yếu tố khiến giá xăng tại Mỹ tăng phi mã trong tháng 6

Giá xăng tại Mỹ trong tháng 6 đã lập kỷ lục khi vượt mốc 5 USD/gallon (30.360 VNĐ/lít).Theo cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến giá xăng tại Mỹ.

Giá xăng tại Mỹ được dự đoán sẽ tăng lên mức 6 USD/gallon vào cuối mùa hè (Ảnh: Nguồn quốc tế)

1. Giá dầu thô (54%)

Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến giá xăng tại Mỹ là giá dầu thô, chủ yếu do nguồn cung và cầu quốc tế quyết định. Mặc dù là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, Mỹ vẫn là nhập khẩu dầu thô, phần lớn đến từ Canada, Mexico và Ả Rập Xê Út. Do đó, giá nhiên liệu của Mỹ phần lớn bị ảnh hưởng bởi thị trường dầu thô toàn cầu.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất giá dầu thô thế giới là Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC ), do Ả Rập Xê Út dẫn đầu. OPEC được thành lập vào năm 1960 nhằm chống lại sự thống trị của Mỹ trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Ngày nay, các nước OPEC chịu trách nhiệm về khoảng 60% lượng xăng dầu được giao dịch quốc tế. 

Dầu của Nga chỉ chiếm 8% lượng dầu nhập khẩu của Mỹ, nhưng cuộc xung đột địa chính trị lại tác động đến giá xăng tại xứ cờ hoa. Vì các lệnh trừng phạt đối với dầu Nga đã gây ra sức ép lên nguồn cung toàn cầu, khiến giá dầu thế giới tăng vọt.

2. Chi phí lọc dầu (14%)

Dầu cần phải được tinh chế thành xăng trước khi đến tay người tiêu dùng. Đó là lý do tại sao chi phí lọc dầu được tính vào giá xăng.

Mỹ có hàng trăm nhà máy lọc dầu trên cả nước. Cơ sở lọc dầu lớn nhất đất nước, thuộc sở hữu của công ty Ả Rập Xê Út Saudi Aramco, chế biến khoảng 607.000 thùng dầu mỗi ngày. Chi phí lọc dầu tại các nhà máy không giống nhau, tùy thuộc vào một số yếu tố như loại dầu thô được sử dụng, công nghệ chế biến có sẵn tại nhà máy và nhu cầu về xăng ở các vùng cụ thể.

Một số nhà máy lọc dầu đã đóng cửa trong suốt đại dịch, nhưng ngay cả trước COVID-19, công suất lọc dầu tại Mỹ đã không theo kịp nhu cầu tiêu thụ trong nước. Điều đáng ngạc nhiên là, kể từ năm 1977, không có thêm nhà máy lọc dầu nào được xây dựng.

3. Thuế (16%)

Thuế cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định giá nhiên liệu. Thuế xăng trung bình trên toàn nước Mỹ là 0,57 USD/gallon (13.000 VNĐ/3,78 lít). Tuy nhiên, số tiền chính xác sẽ dao động giữa các tiểu bang. 

5 bang có thuế xăng cao nhất nước Mỹ

Các bang có thuế khí đốt cao thường chi thêm tiền để cải thiện cơ sở hạ tầng hoặc giao thông vận tải địa phương. Ví dụ, bang Illinois đã tăng gấp đôi thuế xăng vào năm 2019 như một phần của kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 45 tỷ USD. California, bang có mức thuế nhiên liệu cao nhất, dự kiến sẽ tăng lãi suất vào tháng 7 này, điều này sẽ khiến giá xăng  tăng thêm khoảng 3 cent/gallon (700 VNĐ/3,78 lít).

4. Chi phí phân phối và tiếp thị (16%)

Xăng thường được vận chuyển từ các nhà máy lọc dầu đến các trạm xăng địa phương thông qua đường ống. Từ đó, xăng được xử lý thêm để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của thị trường hoặc tiêu chuẩn của chính quyền địa phương. Các trạm xăng sau đó phân phối sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng.

Chi phí vận hành các trạm xăng không giống nhau – một số cây xăng do các nhà máy lọc dầu có thương hiệu như Chevron sở hữu và vận hành, trong khi một số trạm xăng khác hoạt động với quy mô nhỏ hơn và do các thương nhân độc lập sở hữu. Các thương hiệu lớn chạy quảng cáo rất nhiều. Theo Morning Consult, các trạm xăng Chevron, BP PLC, Exxon Mobil Corp và Royal Dutch Shell PLC đã phát quảng cáo trên TV ở Mỹ hơn 44.495 lần trong khoảng thời gian từ ngày 1/6/2020 đến ngày 31/8/2021. Do đó, giá xăng tại đây sẽ cao hơn các trạm xăng nhỏ.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm