Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:08 16/10/2022

32 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong 9 tháng

Hoạt động xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2022 tiếp tục ghi nhận những điểm sáng, trong đó có tới 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Tại họp báo thường kỳ chiều 12/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, song song với mức tăng của sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2022 tiếp tục tăng cao với cùng kỳ, đạt gần 558 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 282,3 tỷ USD, tăng 17,2% - tăng hơn gấp 2 lần so với mục tiêu của ngành (mục tiêu cả năm xuất khẩu tăng khoảng 8%).

Hai nhóm hàng chính ghi nhận mức tăng trưởng đồng đều là nhóm hàng công nghiệp chế biến (tăng 17,4%) và nhóm hàng nông, thủy sản (15,6%). Trong khi đó, nhóm nhiên liệu và khoáng sản có mức tăng trưởng cao 44,9%.

Điểm sáng trong xuất khẩu 9 tháng đầu năm là có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, cao hơn so 2 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng tập trung ở mặt hàng Việt Nam ta có thế mạnh và khai thác tốt các FTA như: hàng dệt may (tăng 24%) và da giày (tăng 36%).

 

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, hoạt động xuất khẩu 9 tháng năm 2022 đạt kết quả tích cực.

Bên cạnh đó, chúng ta đã tranh thủ được giá cao để đẩy mạnh xuất khẩu: hóa chất, sản phẩm chất dẻo, phân bón, thép... Các doanh nghiệp đang khai thác rất hiệu quả lợi thế từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu. Thị trường truyền thống được khai thác triệt để, mở rộng thêm các thị trường mới thông qua hàng loạt các biện pháp.

Trong xuất nhập khẩu nói chung, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt gần 276 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước và cơ bản được kiểm soát tốt. Nhập khẩu nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu tăng, chiếm gần 94%. Còn nhập khẩu của nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu chỉ chiếm gần 6%.

Những kết quả tích cực của hoạt động xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục thặng dư với mức xuất siêu cao trên 6,8 tỷ USD. Qua đó góp phần làm tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Nói thêm về vấn đề này, bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu khẳng định, lĩnh vực này tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam 9 tháng đầu 2022. Những kết quả tích cực của 9 tháng đầu năm sẽ là tiền đề, cũng như cơ sở để hoạt động xuất nhập khẩu cả năm 2022 có thể cán đích và phấn đấu vượt mức chỉ tiêu đề ra.

“Với nhiều giải pháp, Bộ Công Thương luôn đồng hành cùng với các doanh nghiệp. Đặc biệt là thông qua hệ thống thương vụ, cũng như hệ thống cảnh báo sớm để kịp thời cung cấp những thông tin về diễn biến thị trường giúp cho doanh nghiệp có thể cập nhật sớm và có những biện pháp để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu, hướng tới sự phát triển xuất nhập khẩu bền vững”, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Nguyễn Cẩm Trang khẳng định.

Đọc thêm

Xem thêm