Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
22:10 21/12/2022

10 tháng năm 2022, xuất khẩu rau quả sang thị trường EU tăng 20,2%

10 tháng năm 2022, giá trị xuất khẩu rau quả sang thị trường EU đạt 185,8 triệu USD, chiếm 6,8% thị phần, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu nông lâm thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU tháng 10/2022 đạt 21 triệu USD, chiếm 6,8% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 21,3% so với tháng trước và tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Chanh leo là một trong những mặt hàng rau quả có giá trị xuất khẩu cao nhất sang EU trong tháng 10/2022

Tính chung 10 tháng năm 2022, giá trị xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 185,8 triệu USD, chiếm 6,8% thị phần, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Cơ cấu xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 10 năm 2022 chủ yếu là trái cây, đạt 19,1 triệu USD, chiếm 90,8% tổng giá trị xuất khẩu rau quả sang EU. Trong đó, các loại trái cây chế biến chiếm 58,3% (so cùng kỳ 2021 là 26,1%); trái cây chưa qua chế biến (tươi, khô, đông lạnh,…) chiếm 32,5% (cùng kỳ 2021 là 56,6%).

Mặt hàng rau đạt 1,9 triệu USD (chiếm 9,2%), trong đó chủ yếu là rau chưa qua chế biến (rau tươi, khô hoặc đông lạnh) với 6,2% (năm 2021 là 12,9%), rau chế biến chiếm 3,0% (năm 2021 là 4,3%).

Các mặt hàng rau quả có giá trị xuất khẩu cao nhất sang EU trong tháng 10/2022 bao gồm: chanh leo đạt 10,1 triệu USD, chiếm 47,9% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 236,0% so với cùng kỳ năm 2021; chanh đạt 1,4 triệu USD (chiếm 6,7%), giảm 1,3%; xoài đạt 1,0 triệu USD (chiếm 4,9%), giảm 47,3%;…

Trong tháng 10/2022, rau quả chế biến đạt 12,9 triệu USD (chiếm 61,3% tổng giá trị xuất khẩu), tăng 167,5% so với cùng kỳ 2021. Tỷ trọng các loại sản phẩm chế biến lần lượt là: nước ép, nước cốt trái cây (mã HS.2009) chiếm 75,1% tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm chế biến, tăng 327,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021; trái cây đông lạnh, sấy khô, dẻo (mã HS.2008) chiếm 19,5%, tăng 33,8%;….

Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ thị trường EU tháng 10/2022 đạt 5,2 triệu USD, chiếm 2,4% tổng giá trị nhập khẩu, tăng 163,2% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2022, giá trị nhập khẩu rau quả từ thị trường này đạt 34,3 triệu USD, chiếm 2,1% thị phần, tăng 37,0% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 10/2022, sản phẩm rau quả Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường này là: khoai tây đạt 2,5 triệu USD (chiếm 47,6% thị phần), tăng 287,5% so với cùng kỳ năm 2021; táo đạt 1,2 triệu USD (chiếm 23,2%), tăng 162,0%;…

Đọc thêm

Xem thêm