Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:00 26/09/2022

Thị trường vận chuyển hàng hóa đường hàng không chuyên dụng: Thị phần lớn chờ được khai phá

Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống thương mại toàn cầu hiện tại. Ước tính, có tới 35% giá trị thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường hàng không.

Năm 2022, lưu lượng vận tải hàng hóa qua đường hàng không của Việt Nam dự kiến đạt hơn 1,52 triệu tấn, tăng 17% so với năm 2021. Con số này cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 30 năm qua là 15%/năm.

Thị trường vận chuyển hàng hóa đường hàng không chuyên dụng: thị phần lớn chờ được khai phá.

Con số này phần nào phản ánh thực trạng bối cảnh nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước và nước ngoài ngày một tăng cao, đồng thời, Việt Nam dần củng cố vị trí cốt yếu trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng gần 20% lên khoảng 336 tỷ USD.

35% giá trị thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường hàng không

Không thể phủ nhận, phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống thương mại toàn cầu hiện tại. Ước tính, có tới 35% giá trị thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường hàng không.

Tuy nhiên, thị phần vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không ở Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 12%, chủ yếu đến từ hãng Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar Pacific. 88% thị phần còn lại thuộc về 64 hãng hàng không nước ngoài có đường bay đến Việt Nam như Fedex, DHL, Cathay Cargo... 

Nikkie Asia nhận định, các nhà khai thác lớn như DHL Express của Đức và ANA của Nhật Bản ngày một "vươn dài cánh tay" đến thị trường Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh dịch vụ vận chuyển Việt Nam - Mỹ.

Ngoài 2 "ông lớn" logistic trên, các hãng Korean Air của Hàn Quốc, China Airlines và EVA Air của Đài Loan cũng có các chuyến bay chở hàng đến và đi từ Việt Nam. 

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không trong nước gia nhập "đường đua"

Mới đây, nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh hàng hóa, khai thác vận chuyển hàng hóa, đại lý hàng hóa cho hãng hàng không trong khu vực, đơn vị Vietravel Airlines đã ký kết hợp tác đầu tư và phát triển kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không (VUAir Cargo) với Asean Cargo Gateway (ACG). Tỷ lệ góp vốn của thương vụ hợp tác này tương ứng là 51% và 49%.

Trong năm đầu tiên, hãng tập trung khai thác vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Dự kiến vào tháng 11, việc thuê máy bay sẽ hoàn tất và hãng có thể bắt đầu chuyên chở hàng trên 3 máy bay chuyên dụng cho Cargo.

Không chỉ Vietravel Airlines, Vietjet Air cũng không đứng ngoài cuộc chơi. Hãng hàng không giá rẻ đã nhanh chóng chuyển đổi cấu hình máy bay hành khách sang vận tải hàng hóa và là hãng hàng không đầu tiên được nhà chức trách phê chuẩn giấy phép CPIC (Cargo in Passenger Cabin).

Trước đó, năm 2021, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo chuyên vận tải hàng hóa phạm vi nội địa và quốc tế. Dự án hãng hàng không chở hàng IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư theo hồ sơ 2.400 tỷ đồng, trong đó 30% vốn chủ sở hữu, 70% còn lại sẽ là vốn huy động.

Hiện tại, một chiếc máy bay của IPP Air Cargo đã được xuất xưởng. Tuy nhiên, việc vận chuyển máy bay về Việt Nam vẫn còn chờ giấy phép chứng chỉ khai thác máy bay của Cục Hàng không Việt Nam. Ngoài chiếc máy bay đã xuất xưởng còn 3 chiếc khác đang được lắp ráp, dự kiến cuối năm 2022 xuất xưởng. IPP Air Cargo cho biết hãng lên kế hoạch vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa vào năm đầu tiên, doanh thu đạt 71 triệu USD. Dự kiến đến năm thứ 4 doanh nghiệp sẽ có lãi.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay, Việt Nam có 5 hãng hàng không đang khai thác vận chuyển hàng hóa kết hợp trên chuyến bay chuyên chở hành khách, chưa có hãng bay hàng hóa chuyên dụng.

Thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế của Việt Nam đang có 29 hãng hàng không nước ngoài đến từ 16 quốc gia tham gia khai thác. Trong khi đó, thị phần hàng hóa quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam giai đoạn 2020 - 2021 chỉ vào khoảng 11%.

Với xu thế chung trên thế giới là phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu, cộng thêm bối cảnh Việt Nam đã ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do, trong đó có thị trường mục tiêu là nước phát triển với phân khúc hàng hóa cần được vận chuyển với thời gian ngắn, mang tính thời vụ cao. Theo Bộ Công Thương, việc có một hãng hàng không chuyên chở hàng hóa do nhà đầu tư trong nước đầu tư sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp mở rộng thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Đọc thêm

Xem thêm