Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:49 27/10/2022

Dự báo ngành du lịch châu Á là ngành duy nhất trên thế giới phục hồi vào năm 2023

Theo đánh giá của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, du lịch ở châu Á - Thái Bình Dương có thể là ngành duy nhất trên thế giới phục hồi vào năm 2023, tạo thêm gần 90 triệu việc làm mới cho khu vực. Doanh thu ngành du lịch khu vực năm nay cũng được dự báo sẽ đóng góp vào nền kinh tế tăng 71%.

Báo cáo "Tác động kinh tế du lịch và lữ hành" năm 2022, ấn phẩm thường niên của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), cho thấy do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, doanh thu du lịch năm 2020 của châu Á - Thái Bình Dương giảm mạnh hơn 59% so với các khu vực khác. Các nỗ lực phục hồi ngành du lịch trong khu vực gần như không tác dụng khi vào năm 2021 hầu hết các quốc gia tại đây vẫn duy trì các hạn chế biên giới nghiêm ngặt. 

Bên cạnh đó, đóng góp của doanh thu du lịch vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực tăng khoảng 16%, thấp hơn mức 28% ở châu Âu và 23% ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, ngành du lịch của khu vực tăng trưởng vượt trội khi những quốc gia đầu tiên nới lỏng hạn chế nhập cảnh như Australia, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và các nước Đông Nam Á. Mới nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). 

Ảnh minh hoạ 

Mới đây, WTTC dự báo ngành du lịch châu Á - Thái Bình Dương sẽ thu hẹp khoảng cách này trong năm nay, với doanh thu đóng góp vào nền kinh tế khu vực ước tăng khoảng 71%. Ngành du lịch châu Á - Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng vào năm 2023 và nối tiếp là một năm tăng trưởng tích cực vào năm 2024.  

Ước tính đến năm 2025, doanh thu của ngành du lịch đóng góp vào GDP sẽ cao hơn 32% so với trước đại dịch, một con số vượt xa mọi khu vực khác, trừ Trung Đông (30%). WTTC cho rằng tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2022 đến năm 2032 của nền kinh tế toàn cầu sẽ là 2,7%/năm. 

Trong cùng thời gian đó, đóng góp của du lịch vào nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình hàng năm là 5,8%. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, con số này thậm chí còn tăng cao hơn, với đóng góp của du lịch vào GDP dự kiến sẽ tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 8,5%. 

Dữ liệu từ báo cáo của WTTC cho thấy, ngành du lịch toàn cầu sẽ có thêm 126 triệu việc làm mới trong thập kỷ tới. Trong số này, khoảng 65% (gần 90 triệu việc làm) sẽ ở châu Á - Thái Bình Dương. 

Đặc biệt, một nửa số việc làm mới của ngành du lịch sẽ đến từ Trung Quốc và Ấn Độ. Ngành du lịch Indonesia, Thái Lan và Philippines cũng được kỳ vọng có mức tăng trưởng việc làm rõ rệt trong thập kỷ tới, lần lượt có thêm 5,3 triệu, 3,5 triệu và 3,15 triệu việc làm mới. 

Báo cáo cũng lưu ý rằng, khả năng phục hồi hoàn toàn của châu Á vào năm 2023 có thể gặp thách thức nếu Trung Quốc tiếp tục hạn chế du lịch quốc tế. Trước đó, phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 16/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết chính sách “Zero-Covid” của nước này đã đạt được kết quả tích cực. 

Ảnh minh hoạ 

Tại Việt Nam, từ khi mở cửa hoàn toàn du lịch vào ngày 15/3/2022, ngành du lịch là một trong những ngành phục hồi mạnh mẽ. Theo Tổng cục Du lịch, từ đầu năm 2022 đến nay, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm các điểm đến có tăng trưởng cao nhất thế giới, với mức tăng trưởng từ 50%-75%. 

Lượng tìm kiếm về cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam trong tháng 7/2022 đạt mức 100 điểm, cao gấp 5,9 lần so với thời điểm đầu tháng 3/2022 (17 điểm). So với cùng kỳ năm 2021, lượng tìm kiếm từ các thị trường quốc tế về du lịch Việt Nam trong tháng 7/2022 tăng trên 1.200%. 

Nhóm 10 quốc gia tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam lần lượt là Mỹ, Australia, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Malaysia, Đức và Thái Lan. Đặc biệt, lượng khách du lịch nội địa chỉ trong 9 tháng đầu năm 2022 vượt cả năm 2019, mang lại tổng thu hơn 394 nghìn tỷ đồng. 

Triển vọng phục hồi của doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cũng rõ ràng hơn khi số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng cao. Hoạt động du lịch mở cửa trở lại đã tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Đọc thêm

Xem thêm