Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:00 30/09/2022

Ảnh hưởng của các doanh nghiệp khi đồng bảng Anh trượt giá

Sau khi Chính phủ Anh công bố kế hoạch cắt giảm thuế và khuyến khích đầu tư, đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại. Cuộc khủng hoảng tiền tệ đang ảnh hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng và doanh nghiệp nước này nhưng mang đến lợi ích cho một số nước khác.

Lý do đồng bảng Anh “rơi tự do” 

Kết thúc ngày 25/9, đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD khi các nhà đầu tư đổ xô bán tiền và trái phiếu chính phủ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm lớn đối với các kế hoạch kinh tế của tân Thủ tướng Liz Truss, bao gồm các khoản cắt giảm thuế lớn, đồng thời tăng mạnh các khoản vay chính phủ. Đồng bảng Anh có thời thời điểm đã giảm xuống mức thấp nhất là 1,0327 USD, vượt qua mức thấp kỷ lục trước đó đạt được vào năm 1985. 

Ảnh minh hoạ

Theo giới chuyên gia, tiền tệ thường bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố. Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ chính là lạm phát. Các quốc gia có lạm phát tương đối thấp thường sẽ có đồng tiền mạnh hơn. Điều này là do lạm phát thấp mang lại cho đồng tiền sức mua lớn. 

Yếu tố thứ hai chính là lãi suất. Lãi suất cao thúc đẩy lợi nhuận của các tài sản như trái phiếu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và củng cố đồng nội tệ. Một yếu tố quan trọng khác đó chính là sự ổn định của nền kinh tế và chính trị. Một nước ổn định với nền kinh tế phát triển vững chắc sẽ thu hút đầu tư nước ngoài sẽ góp phần tăng nhu cầu và giá trị tiền tệ của quốc gia đó.

Trong phần lớn năm nay, giá năng lượng tăng cao, xung đột tại Ukraine khiến chỉ số lạm phát và giá tiêu dùng tại Anh tăng vọt khiến sức mua của hộ gia đình giảm, kéo theo lợi nhuận doanh nghiệp đi xuống. Đồng thời, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất khiến đồng USD trở nên ngày càng hấp dẫn hơn đồng bảng Anh. 

Trong những ngày gần đây, việc cắt giảm thuế và tăng đầu tư công của Chính phủ Thủ tướng Liz Truss có thể làm trầm trọng thêm áp lực giá cả và ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế. Những yếu tố này khiến những người tham gia thị trường tài chính quốc tế bán đồng bảng Anh để mua USD và những tài sản được định giá theo USD khác. Kết quả của động thái này bảng Anh tụt dốc nhanh chóng. 

Ảnh hưởng tới người tiêu dùng và doanh nghiệp 

Đối với người tiêu dùng, đồng bảng Anh giảm đồng nghĩa với việc tiền của họ bị giảm giá trị khi thanh toán hàng hóa hoặc dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài, bao gồm dầu và khí đốt. Đồng tiền này bất ngờ trượt dốc tạo ra sự bất ổn, khiến kế hoạch của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa ở Anh bị xáo trộn. 

Trước đó, họ đã kỳ vọng sẽ thu về được một khoản lời cho hàng nhập khẩu và nhận được mức giá nhất định cho hàng hoá và dịch vụ họ bán ra nước ngoài. Nhưng những điều này đã thay đổi khi đồng bảng Anh suy yếu. Bởi một khi đồng bảng Anh giảm giá trị, chi phí nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài sẽ tăng lên.

Khi đó, hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài sẽ đắt hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc giá cả tăng và người tiêu dùng sẽ phải chi nhiều tiền hơn để mua hàng hoá nhập khẩu. 

Ảnh minh hoạ 

Trong số này, dầu - một trong những mặt hàng quan trọng mà Anh phải nhập khẩu đang được định giá trên thị trường hàng hóa quốc tế bằng USD. Đồng bảng Anh giảm khiến việc đổ xăng xe trở nên đắt đỏ hơn. Tương tự, khí đốt cũng được định giá bằng USD. 

Theo Nhà phân tích tài chính Alice Haine của Bestinvest, Vương quốc Anh cũng phải nhập khẩu 50% thực phẩm, do đó giá của mọi thứ đều tăng lên. Người tiêu dùng tại đây sẽ phải chấp nhận việc chi phí mua sắm ở siêu thị cũng sẽ tăng lên do đa phần đều là sản phẩm nước ngoài. 

Người Anh đi du lịch nước ngoài cũng sẽ tốn hơn vì tiền của họ không có giá như trước. Đồng bảng Anh giảm không chỉ là áp lực với những du khách Anh đến Mỹ mà còn đến những quốc gia sử dụng đồng USD, chẳng hạn như các quốc gia vùng Vịnh. 

Đáng nói, các công ty tại Anh đang phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài sẽ phải tăng giá sản phẩm để bù đắp cho chi phí sản xuất tăng cao. Sarah Coles, Nhà phân tích tài chính cá nhân cấp cao tại Hargreaves Lansdown, cho biết các nhà bán lẻ và các doanh nghiệp mua hàng từ nước ngoài có thể sẽ chuyển chi phí sang cho người tiêu dùng, tức là họ sẽ tăng giá sản phẩm. Nếu không, họ chỉ có thể cắt giảm chi phí hoạt động của chính công ty.

Ngược lại, người tiêu dùng và các công ty nước ngoài mua hàng hoá và dịch vụ từ Vương quốc Anh sẽ được hưởng lợi vì giá rẻ hơn. Đối với khách du lịch Mỹ và những nơi khác sử dụng đồng USD hoặc euro khi đến du lịch tại Anh, họ sẽ có chuyến đi giá cả ưu đãi hơn thời điểm cách đây vài tháng. 

Trong đó, đồ ăn thức uống, vé xem các buổi biểu diễn và tiền thuê phòng khách sạn sẽ rẻ hơn cho khách du lịch quốc tế. Đối với các nhà đầu tư, đồng bảng Anh lao dốc sẽ khiến cho bất động sản ở Anh rẻ hơn, đặc biệt là ở các khu phố tại London, nơi vốn từ lâu đã được giới siêu giàu toàn cầu ưa chuộng.

Đọc thêm

Xem thêm