Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:30 26/09/2022

Đồng tiền Việt Nam vẫn thuộc nhóm ít mất giá nhất so với khu vực và thế giới

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng nhận định, trong bối cảnh đồng tiền nhiều nước mất giá rất mạnh so với đồng USD, thì đồng tiền Việt Nam vẫn thuộc nhóm ít mất giá nhất so với khu vực và thế giới.

 

VNĐ ít mất giá nhất khu vực và thế giới

Thống đốc NHNN cho biết, sau động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đồng tiền nhiều nước trên thế giới đều mất giá so với USD như Euro mất giá 1,31%, bảng Anh 0,95%, Nhân dân tệ là 0,44%... Tính trung bình từ đầu năm đến nay các đồng tiền trên thế giới mất giá rất mạnh như yên Nhật mất giá 25%, Euro 13,5%, bảng Anh 20%, Won Hàn Quốc 17,57%... trong khi đó, tiền VNĐ chỉ mất giá khoảng 3,8%.

 

Đồng tiền Việt Nam vẫn thuộc nhóm ít mất giá nhất so với khu vực và thế giới.

Thống đốc cho biết, tính đến ngày 21/9, đồng USD đã tăng 15% so với cuối năm trước và 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng mạnh nhất trong 38 năm qua và cũng chính là nguyên nhân khiến cho việc các đồng tiền khác mất giá mạnh so với đồng USD.

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, trong bối cảnh đồng tiền nhiều nước mất giá rất mạnh so với đồng USD, thì đồng tiền Việt Nam vẫn thuộc nhóm ít mất giá nhất so với khu vực và thế giới.

Thống đốc cho rằng, thách thức lớn nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô vẫn là kiểm soát lạm phát, dù các tổ chức quốc tế đều đánh giá năm 2022, Việt Nam có thể kiểm soát lạm phát dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra.

Trong thời gian tới, NHNN cho biết sẽ điều hành tỷ giá theo hướng vừa tạo dư địa để tỷ giá diễn biến linh hoạt, hấp thụ các cú sốc bên ngoài vừa can thiệp thị trường ngoại tệ để hạn chế biến động quá mức của tỷ giá nhằm góp phần bình ổn thị trường ngoại tệ.

Nhận định viêc việc Fed tăng lãi suất, theo nhiều chuyên gia kinh tế Việt Nam, về lý thuyết sẽ tác động tới sức ép tỷ giá USD cao hơn. Tuy nhiên, với quan điểm điều hành của Chính phủ và NHNN hiện nay đã giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế được lạm phát.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc Fed tăng lãi suất với một trong những mục đích là kiềm chế lạm phát nền kinh tế Mỹ, giá trị đồng USD lên giá, nền kinh tế sẽ “trầm lắng” hơn. 

Với Việt Nam, khi Fed tăng lãi suất, về lý thuyết sẽ tác động tới sức ép tỷ giá USD cao hơn, có một số ý kiến cho rằng có thể nới để tỷ giá tăng, hỗ trợ các DN xuất khẩu.  Tuy nhiên, chuyên gia Đinh

Trọng Thịnh đồng tình với quan điểm điều hành của Chính phủ và NHNN là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Nếu phá giá VND sẽ để lại hậu quả lớn. Đó là lạm phát cơ bản tăng lên, suy giảm lòng tin vào VND mọi người sẽ bỏ chạy mua ngoại tệ, vàng... Khi đó, giá đầu vào nguyên vật liệu tăng lên, khấu hao lên, mọi thứ tăng, giá thành tăng, tạo vòng xoáy lạm phát ngày càng lớn theo thời gian, bào mòn mọi thành quả tăng trưởng của nền kinh tế. 

Đồng VND từ giờ đến cuối năm vẫn phụ thuộc diễn biến của đồng USD

Trong báo cáo vĩ mô mới công bố, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết đồng USD liên tục có diễn biến tăng. Hiện tại, chỉ số DXY - thước đo sức mạnh của USD so với các đồng tiền chính - đã vượt lên trên ngưỡng 111 điểm (ngày 22/9/2022), mức cao nhất kể từ cuối năm 2002 tới nay. Điều này cũng đã khiến cho đồng tiền của rất nhiều quốc gia khác chịu tác động mất giá. Đồng VND của Việt Nam tính tới ngày 22/9/2022 cũng đã mất giá 3,67% so với cuối năm trước nằm trong số những đồng tiền có biến động ổn định nhất so với đồng USD.

''Đồng VND duy trì được sự ổn định nhờ Việt Nam duy trì được vĩ mô ổn định, triển vọng tăng trưởng tích cực và lạm phát vẫn đang ở mức thấp'', BVSC đánh giá.BVSC cho rằng, trong bối cảnh đồng tiền của nhiều nước mất giá, tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, việc đồng VND giảm trên 3% cũng là một yếu tố hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo tính toán của BVSC về chỉ số tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa (NEER - chỉ số trung bình so sánh đồng VND với đồng tiền của 10 đối tác thương mại chính của Việt Nam) và chỉ số tỷ giá hiệu dụng thực (REER - tương tự chỉ số NEER nhưng có xét đến lạm phát của các quốc gia đối tác), so với cuối năm 2019 (thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát và các quốc gia đồng loạt thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng), kể từ nửa sau năm 2021 tới nay, chỉ số REER và NEER vẫn đang duy trì trên mức 100. Điều này cho thấy trên thực tế đồng VND của Việt Nam vẫn đang có sức khỏe tốt và lên giá so với các đồng tiền của các nước đối tác thương mại chính.

Ngày 22/9, NHNN đã có quyết định đối với các lãi suất điều hành, theo đó các loại lãi suất điều hành (lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn) và nâng trần lãi suất huy động của các kỳ hạn ngắn đã được điều chỉnh tăng. BVSC cho rằng quyết định nâng mặt bằng lãi suất ở thời điểm hiện tại của NHNN là bước đi phù hợp với thực tế khi đã có hơn 90 ngân hàng trung ương nâng lãi suất điều hành. Mặt bằng lãi suất huy động tăng sẽ giúp đồng thời duy trì kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo BVSC, rủi ro đối với đồng VND từ giờ đến cuối năm nếu có vẫn sẽ đến từ diễn biến của đồng USD, chỉ số DXY tiếp tục tăng giá mạnh - khi Fed phải nâng lãi suất nhiều hơn dự tính và lạm phát của Mỹ không thể kiểm soát được. Chỉ số DXY hiện tại dường như đã phản ánh những thông tin có thể sẽ xảy ra - Fed nâng lãi suất thêm 125 điểm cơ bản tới cuối năm 2022 và thêm 25 điểm trong năm 2023. Nếu Fed có quyết định tăng cao hơn mức kỳ vọng hiện nay có thể tác động tới xu hướng tăng của đồng USD.

Với bối cảnh trên, BVSC cho rằng mức mất giá của đồng VND có thể lên cao nhất tới mức 4% trong năm 2022, nhưng mức mất giá ở thời điểm hiện tại đã nằm trong vùng cao nhất của năm. Đối với năm 2023, nhóm dự báo khi lãi suất điều hành của Fed đạt đỉnh, đồng USD ổn định hơn, diễn biến của VND sẽ trở lại quỹ đạo ổn định của các năm trước trong biên độ +/- 2%.

Đọc thêm

Xem thêm