Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:39 31/01/2023

Chứng khoán 31/1: Cổ phiếu ngân hàng tạo “trò chơi mạo hiểm”

Thị trường chứng khoán 31/1 không dành cho người yếu tim khi cổ phiếu ngân hàng tạo “trò chơi mạo hiểm”.

Cổ phiếu ngân hàng tạo “trò chơi mạo hiểm”

Năm mới Quý Mão 2023 bắt đầu với một kịch bản rất tệ hại khi VN-Index giảm gần 15 điểm với thanh khoản tăng vọt. Vì vậy, giới đầu tư khá bi quan khi dự báo tương lai ngắn hạn của VN-Index,

Đầu phiên chứng khoán 31/1 diễn ra như đúng những gì nhà đầu tư lo ngại. Toàn sàn chìm trong sắc đỏ. Có thời điểm VN-Index giảm rất sâu với áp lực bán ra khá mạnh. Tới chiều, đà giảm được hạn chế hơn. Tuy nhiên, với ngay cả những người lạc quan, kịch bản tăng giá là điều khó có thể hình dung ra.

Trong thị trường chứng khoán 31/1, cổ phiếu ngân hàng, mà đặc biệt là VCB của Vietcombank đóng vai trò dẫn dắt. Ảnh minh họa

Thế nhưng, thị trường chứng khoán 31/1 đã làm được điều kỳ diệu như vậy. Chốt phiên, VN-Index không những không giảm sâu mà còn tăng đáng kể. Có được điều này là do cổ phiếu ngân hàng tạo “trò chơi mạo hiểm”. Đầu phiên, cổ phiếu ngân hàng giảm sâu, nhấm chìm VN-Index. Nhưng tới cuối phiên, điều ngược lại đã xảy ra.

Đóng cửa phiên chứng khoán 31/1, VN-Index tăng 8,61 điểm, tương đương 0,78% lên 1.111,18 điểm. Toàn sàn ghi nhận 258 mã tăng giá (13 mã tăng trần), 63 mã đứng giá và 149 mã giảm giá (1 mã giảm sàn). Thanh khoản tiếp tục ở mức cao khi có tới hơn 748 triệu cổ phiếu, tương đương 13.601 ty đồng được giao dịch thành công.

Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt cuộc chơi nên VN30-Index tăng 11,12 điểm, tương đương 1% lên 1.125,07 điểm. Nhóm VN30 có 235 triệu cổ phiếu, tương đương 6.052 tỷ đồng được trao tay.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng “thử thách” nhà đầu tư bằng cách giảm mạnh đầu phiên nhưng tăng mạnh cuối phiên chứng khoán 31/1.

“Anh cả” VCB đầu phiên giảm xuống 87.800 đồng/CP nhưng cuối phiên tăng lên 91.900 đồng/CP, tương ứng mức tăng 2.000 đồng/CP, tương ứng 2,2% so với giá tham chiếu. Còn so với “đáy” phiên, VCB tăng tới 4.100 đồng/CP, tương ứng 4,7%.

Một số cổ phiếu ngân hàng khác cũng có diễn biến tương tự. Đóng cửa phiên, ACB tăng 650 đồng/CP, tương đương 2,6% lên 26.050 đồng/CP, CTG tăng 750 đồng/CPm tương đương 2,5% lên 30.500 đồng/CP, HDB tăng 400 đồng/CP, tương đương 2,2% lên 18.650 đồng/CP,…

Trên sàn Hà Nội, nhóm cổ phiếu “nóng” hơn khi chỉ số HNX30-Index tăng tới 8,94 điểm, tương đương 2,36% lên 387,57 điểm. Toàn sàn có tôc độ đi lên chậm hơn. HNX-Index tăng 1,65 điểm, tương đương 0,75% lên 222,43 điểm.

HNX30-Index “nóng” nhất châu Á

Trong phiên chứng khoán 31/1, HNX30-Index không chỉ tăng mạnh nhất tại Việt Nam mà còn nóng nhất Châu Á –Thái Bình Dương. Hôm nay, các chỉ số khu vực này hoặc giảm nhẹ hoặc tăng rất chậm.

Cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương giao dịch chủ yếu giảm vào thứ Ba khi các nhà đầu tư đóng nhận một loạt dữ liệu kinh tế và khả năng tăng lãi suất từ ​​​​Cục Dự trữ Liên bang (FED).

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,75%. Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục giảm 0,42% xuống 3.255,67 và Shenzhen Component giảm 0,8%, đóng cửa ở mức 12.001,26 khi PMI sản xuất chính thức của Trung Quốc báo cáo là 50,1.

Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc đóng cửa thấp hơn một chút xuống mức 7.476,7. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,39% xuống 27.327,11 và Topix giảm 0,36% xuống 1.975,27 khi Nhật Bản báo cáo tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12 là 2,5%, phù hợp với kỳ vọng.

Kospi của Hàn Quốc giảm 1% xuống 2.425,08 trong khi Kosdaq tăng 0,25% lên 740,49 sau khi Hàn Quốc ghi nhận mức giảm 7,3% đối với sản lượng công nghiệp hàng năm của tháng 12, cao hơn kỳ vọng của Reuters là giảm 5,1%.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2023, nhưng cảnh báo rằng lãi suất cao hơn và cuộc chiến Nga - Ukraine có thể sẽ vẫn ảnh hưởng đến hoạt động.

Đọc thêm

Xem thêm