Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:55 29/11/2022

Người về Mường Lát chẳng về xuôi!

Từ miền xuôi lên “cắm bản”, nhiều thầy, cô giáo đã “quên” cả ngày trở về.

Thầy Nguyễn Xuân Tuấn trong giờ dạy Tiếng Anh tại Trường THPT Mường Lát. Ảnh: TG

Với những thầy cô nơi biên viễn, niềm vui chỉ đơn giản là sĩ số lớp được duy trì, học trò không ngừng tiến bộ…

“Đất hóa tâm hồn”

Tròn 25 năm trước, thầy Trần Văn Liêm, quê ở huyện miền biển Hoằng Hóa (Thanh Hóa) lên nhận công tác tại Mường Lát. Ngôi trường đầu tiên mà người thầy xứ Thanh đặt chân đến là Trường PTCS Quang Chiểu (nay là THCS Quang Chiểu).

Dù đã mường tượng về vùng đất sẽ gắn bó, song thầy Liêm không nghĩ rằng hành trình gieo chữ trên dải đất ấy lại gian nan đến vậy. “Ngày lên với Mường Lát, đời sống giáo viên chúng tôi còn gặp muôn vàn khó khăn. Không chỉ chốn ở tạm bợ mà hạt gạo để ăn cũng còn thiếu thốn”, thầy Liêm nhớ lại.

Cứ mỗi sáng cuối tuần, thầy Liêm lại cùng các thầy cô trèo đèo, lội suối vào những bản cheo leo, heo hút để vận động học trò ra lớp. Cho đến giờ, người thầy ấy cũng không nhớ nổi đã gửi lại núi rừng bao giọt mồ hôi trên hành trình vận động trò ra lớp.

“Thầy cô nhà trường lúc đó phải xin ở nhờ nhà dân quanh trường. Khi mưa lũ qua đi, chúng tôi lặn lội vào tận các bản để động viên học trò rồi hỗ trợ sách vở, quần áo, đồ dùng học tập với mong muốn các em tiếp tục đến trường”, thầy Liêm nhớ lại.

Thầy Liêm còn nhớ trận lũ lịch sử tràn qua Mường Lát hồi cuối tháng 8/2018, khi đó thầy đang là Hiệu trưởng Trường THCS Mường Chanh. Trận lũ dữ khi ấy đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản của bà con, Mường Chanh cũng bị cô lập nhiều ngày, khu nhà ở của cán bộ giáo viên cũng bị dòng nước lũ cuốn phăng

Bằng sự tận tâm và trách nhiệm với học trò, giờ đây người thầy xứ Thanh cũng cảm thấy ấm lòng khi sĩ số lớp ngày càng được duy trì, chất lượng giáo dục cũng dần được cải thiện. Đặc biệt, nhiều học trò bằng sự nỗ lực đã vượt qua chính mình, bước đầu thành công trên con đường đã chọn.

“Cuối năm 2021, nhà trường vinh dự được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1, được UBND huyện tặng Giấy khen. Với các thầy cô giờ đây mỗi ngày đến trường là một ngày vui khi cơ sở vật chất, phòng học được Nhà nước quan tâm đầu tư, sĩ số lớp được duy trì đều đặn...”, thầy Liêm chia sẻ.

Thầy Hoàng Sỹ Xuân, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Mường Lý cũng rời gia đình ở xã Quảng Tâm, huyện Quảng Xương (nay là TP Thanh Hóa) lên Mường Lát công tác từ những năm 1997. Vậy mà cũng hơn 2 thập kỷ trôi qua, đã đôi lần người thầy ấy từng mong muốn được trở về bên người thân, song ý định vừa lóe lên lại vụt tắt vì học trò nghèo nơi đây.

“Ngày còn dạy ở Trường PTCS Tam Chung (nay là THCS Tam Chung), tuần nào chúng tôi cũng đi bộ 7 - 8 km để vận động học trò ra lớp, đi nhiều đến mức chai sần cả đôi bàn chân. Thậm chí, thầy cô còn chung tay với phụ huynh cất nhà tạm bằng tre, luồng ở gần trường để thuận tiện cho việc học hành của các em”, thầy Xuân kể.

Với sự quan tâm của Nhà nước, những căn nhà tạm bằng tre, luồng giờ đã được thay thế bằng trường bán trú kiên cố. Nhờ vậy, sĩ số lớp được duy trì, thầy cô cũng có thêm động lực trên hành trình “gieo chữ” giữa đại ngàn.

Theo thầy Xuân, Trường PTDTBT THCS Mường Lý hiện có tới 70% học sinh ở bán trú. Vì vậy, ngoài công tác giảng dạy, thầy, cô giáo còn kiêm nhiệm thêm nhiều vai trò khác. Không chỉ trở thành người cha, người mẹ thứ hai của trò, mà đôi khi thầy cô cũng sẵn sàng “hóa thân” thành người thợ để sửa chữa vật dụng hay đường dây điện lỡ may hư hỏng.

“25 năm công tác vùng cao, điều mà tôi mong muốn là chất lượng giáo dục vùng cao sẽ ngày càng được nâng lên. Học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, đặc biệt các em được trau dồi nhiều kỹ năng để xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống của mình”, thầy Xuân chia sẻ.

Thầy Hoàng Sỹ Xuân lên bản Sài Khao (Mường Lý, Mường Lát, Thanh Hóa) vận động học sinh đến lớp. Ảnh: TG

Rẻo cao níu bước

Năm học 2021 - 2022, thầy Phạm Anh Thư (quê ở huyện Cẩm Thủy, sinh sống tại TP Thanh Hóa) cũng rời thành phố lên tăng cường cho Trường THPT Mường Lát. Trước khi lên “chia khó” với vùng cao, thầy Thư từng có 13 năm giảng dạy môn Ngữ văn tại Trường THPT Lương Đắc Bằng (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa).

“Lần đầu công tác ở vùng cao, tôi cũng có đôi chút choáng ngợp về vùng đất còn nhiều khó khăn nơi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, khi chứng kiến bữa ăn chỉ toàn cơm với rau rừng của học trò, tôi chợt nhận ra khó khăn mình trải qua chẳng thấm vào đâu so với hành trình tìm chữ đầy khó nhọc của học sinh nơi này”, thầy Thư chia sẻ.

Thương học trò phải vượt cả chặng đường dài để tới lớp, thầy Thư luôn động viên các em vượt qua khó khăn, không bỏ học giữa chừng. Trong mỗi bài giảng của mình, thầy luôn cố gắng truyền tải bằng phương pháp đơn giản để giúp học trò lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái.

Thời điểm thầy Thư lên Mường Lát cũng là lúc dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Có thời điểm, thầy và trò nhà trường phải tận dụng thời gian vàng tranh thủ học trực tiếp để đảm bảo khối lượng kiến thức. Vì vậy, nhiều hôm thầy và trò kín lịch cả hai buổi sáng, chiều.

Nhưng bằng nỗ lực và quyết tâm, thầy và trò nhà trường đã khép lại năm học với kết quả đáng khích lệ. Nhiều học sinh không chỉ đạt điểm 7, 8 môn Ngữ văn, mà còn trúng tuyển vào các trường sư phạm.

“Theo kế hoạch, tháng 8/2023, tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ tăng cường. Tuy nhiên, tâm nguyện của tôi là vẫn muốn gắn bó với Mường Lát thêm vài năm nữa để chứng kiến hạt giống mình vun trồng đến ngày được kết trái”, thầy Thư tâm huyết nói.

Cũng lên tăng cường cho Trường THPT Mường Lát dịp này còn có thầy Nguyễn Xuân Tuấn (quê ở huyện Hoằng Hóa). Trước khi lên “chia khó” với vùng cao, thầy Tuấn từng có thời gian giảng dạy môn Tiếng Anh tại Trường THPT Thường Xuân 3 (Thường Xuân).

Khi lên Mường Lát, ấn tượng đầu tiên với người thầy giáo miền xuôi đó là nét chân chất, mộc mạc của học sinh ở vùng đất này. Cảm nhận được cái khó, cái nghèo của học trò, thầy Tuấn đã thổi tình yêu, niềm đam mê lẫn nguồn năng lực tích cực cho các em mỗi khi có giờ lên lớp. Ngoài khích lệ tinh thần học tập, thầy Tuấn còn trao tặng sách tiếng Anh cho thư viện trường với mong muốn san sẻ một phần nào khó khăn với trò nghèo vùng cao.

“Tâm nguyện của tôi là muốn gắn bó với Mường Lát thêm nhiều năm nữa, để chia sẻ phần nào khó khăn của học trò nơi đây. Bởi tôi nghĩ rằng, hạnh phúc không phải điều gì đó xa xỉ mà đơn giản là làm cho người khác hạnh phúc thì mình cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc”, thầy Tuấn bày tỏ.

“Bằng tinh thần “chia khó” với vùng cao, các thầy cô đã rất nhiệt tình, tâm huyết và chia sẻ với điều kiện của học sinh trên này. Có những thầy cô dù đã hoàn thành nhiệm vụ tăng cường, song vẫn xung phong lên “chia khó” với Mường Lát, đây là điều vô cùng đáng quý”. - Thầy Trần Anh Văn - Hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm