Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:38 19/11/2022

Người thầy hạnh phúc

Con gái tôi còn nhỏ và mơ ước thay đổi được tính theo... tháng. Gần đây khi chuyển lên lớp mới con bé rất thích đi học. Một hôm khi đang vui chơi ở sân trường sau giờ tan học, con gái tôi hào hứng nói: “Mẹ ơi, con muốn làm cô giáo”.

Tôi hỏi: “Tại sao con muốn trở thành cô giáo?”,  “Con không biết..., nhưng con thích làm cô giáo”. Ước mơ của con bé lần này có vẻ “bền” hơn. Thi thoảng tự vẽ tranh để tặng cô mà không phải do mẹ gợi ý. Hôm qua, con bé nằng nằng nặc đòi đi mua hoa tặng các cô nhân ngày 20/11.

Cô con gái bé nhỏ của tôi chắc chưa hiểu hết được ý nghĩa của nghề nhà giáo, nhưng chắc con bé “ngưỡng mộ” vì thấy cô mang đến những điều thật hay ho, cô mặc áo dài thật đẹp hay cô thật có uy khi uốn nắn lũ trẻ ồn ào trong giờ học. Tôi thấy rất may mắn cho tôi và con tôi bởi con bé được học những cô giáo yêu nghề, luôn vui vẻ với các con và với cả phụ huynh học sinh. Có lẽ chính vì vậy mà con gái tôi thấy hình ảnh cô thật đẹp và muốn hướng tới.

Ước mơ làm nghề giáo cũng từng xuất hiện khi tôi còn nhỏ, và tôi nghĩ nhiều người cũng từng có ước mơ này thời thơ ấu. Hình ảnh người thầy đẹp không hẳn được mô tả là một người thầy có kiến thức rộng lớn, nhiều người khi nhớ tới thầy cô giáo cũ của mình không hẳn vì thầy, cô dạy giỏi hay giúp mình học giỏi. Họ nhớ đến thầy cô bởi sự ân cần, tận tụy hay những định hướng giúp họ đi đúng hướng hay tránh nhầm đường trong những năm tháng nông nổi của tuổi trẻ. Nhiều người thầy giống như người cha, người mẹ thứ hai của học trò.

Những người thầy chân chính, tôi nghĩ hình ảnh đó thực sự cao quý và xứng đáng được xã hội tôn vinh, bất kể ở lĩnh vực hay cấp bậc nào. Sự hiện diện đúng lúc của một giáo viên trong cuộc sống của học sinh trong nhiều thời điểm còn có vai trò quan trọng hơn cả cha mẹ, giúp nâng cao tinh thần của và hướng dẫn thế hệ trẻ trở nên có giá trị hơn cho chính họ, cho gia đình và cho xã hội.

Những người thầy chân chính không chỉ nghĩ đến việc bồi đắp tri thức mà họ nghĩ nhiều hơn về trách nhiệm và ảnh hưởng từ vai trò của họ đối với các thế hệ học sinh. Trách nhiệm thôi thúc họ không ngừng cố gắng và không ngừng “lo lắng” từ thế hệ học sinh này đến thế hệ học sinh khác. Và để không có áp lực về trách nhiệm thì chắc hẳn phải có một tình yêu mãnh liệt với sự nghiệp trồng người, một niềm tin vững chắc vào sức mạnh của giáo dục và tầm quan trọng của việc cung cấp cho trẻ những tấm gương tốt và giảng dạy vì niềm tin đó.

Một người thầy hạnh phúc sẽ có nhiều học sinh hạnh phúc

Thiền sư Thích Nhất Hạnh khái quát lại trong sách của ông: "Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới". Ông nói: "Nếu các giáo chức không có hạnh phúc, không có sự bình an và sự hòa hợp với nhau thì làm sao mà mình giúp được cho những người trẻ bớt khổ và thành công trong sự học hành".

Trong lá thư gửi thầy cô giáo đăng trong cuốn sách "Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới" (Thích Nhất Hạnh - Katherine Weare), thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng nói rằng: "Chúng ta biết những người trẻ và các bậc phụ huynh trong thời đại chúng ta có rất nhiều nỗi khổ, niềm đau trong lòng. Cha mẹ không truyền thông được với nhau hay giữa cha mẹ và con cái không dễ dàng nói chuyện được với nhau. Trong lòng những người trẻ luôn có sự cô đơn, trống vắng và chúng tìm cách khỏa lấp nỗi cô đơn trống vắng ấy bằng những trò chơi điện tử, phim ảnh, nghiện ngập hay những thú tiêu khiển độc hại”.

“Khổ đau trong lòng những người trẻ càng nhiều thì công tác giáo dục càng trở nên khó khăn. Là những thầy giáo, cô giáo, chúng ta cũng có những khó khăn. Chúng ta đã luôn cố gắng nhưng môi trường sống và làm việc của chúng ta quá nhiều khó khăn. Là những thầy giáo, cô giáo, nếu chúng ta không hạnh phúc thì làm sao chúng ta mong đợi con em mình hạnh phúc? Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng".

Quan niệm rất quan trọng về giáo dục của thiền sư Thích Nhất Hạnh là tạo nên những thầy cô hạnh phúc để có những học sinh hạnh phúc. Để có thể trở nên hạnh phúc, thiền sư Thích Nhất Hạnh nói rằng thầy cô cần “chuyển hóa tự thân”, rồi sau đó có thể giúp chuyển hóa những người chung quanh. Đây là một phương pháp khắc phục sự bất hòa trong cuộc sống và quan tâm đến người khác xuất phát từ khả năng suy nghĩ và cảm nhận chân thành. Nếu thành công thì thầy cô sẽ trở nên dễ chịu hơn, tươi mát hơn, có tình thương nhiều hơn và hạnh phúc hơn.

Nghề nghiệp là một sự lựa chọn nhưng hạnh phúc lại là một hành trình. Nghề giáo là vậy, sẽ luôn tích cực với học sinh của họ ngay cả khi mọi thứ có vẻ tồi tệ. Tôi rất thông cảm cho tâm tư của các nhà giáo trong xã hội như hiện nay khi họ phải gánh vác quá nhiều vai trò đối với học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp, xã hội và với cả gia đình của mình. Sự nghiệp đòi hỏi khắt khe và tinh thần cống hiến của các nhà giáo có thể dẫn đến căng thẳng, kiệt sức, không hài lòng và thậm chí là thất vọng.

Người thầy dù ở thời đại nào cũng như những “ngọn đèn khuya không nghỉ”. Là một người mẹ, tôi luôn mong muốn con mình được dạy dỗ và dìu dắt bởi những người thầy hạnh phúc, và mong muốn các thầy, cô được hạnh phúc từ chính trong tâm của họ. Sự biết ơn không chỉ thể hiện bằng khẩu hiệu, lời nói hay sự tôn vinh sáo rỗng, lòng biết ơn và sự tôn vinh nghề giáo cần được thể hiện một cách chân thành với những hành động cụ thể, để những người thầy sống đúng và hạnh phúc với những giá trị của họ và tự hào về nghề nghiệp của họ. Làm sao để có những người thầy hạnh phúc?. Thiết nghĩ đây là câu hỏi không chỉ dành riêng cho các nhà giáo mà cho cả xã hội, và việc trả lời câu hỏi đó chính là cách tri ân tuyệt vời nhất cho những người giáo viên nói riêng và những người trong vai trò người Thầy ở các lĩnh vực, ngành nghề nói chung.

Xem nhiều

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đọc thêm

Xem thêm