Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:04 16/11/2022

Phát triển kinh tế tuần hoàn từ hoạt động tái chế

Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế tuần hoàn có thể xác định lại các mô hình sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh các quy trình khép kín, thì việc tái chế sản phẩm để tăng vòng đời của vật liệu cũng là một phần quan trọng của các hoạt động sản xuất tuần hoàn.

Rác thải bao bì nhựa sử dụng một lần đã trở thành tâm điểm chú ý trong những năm gần đây trong các hoạt động tái chế. Các đặc tính làm cho vật liệu này được sử dụng nhiều bởi tính hiệu quả trong việc bảo quản hàng hóa và sản xuất hàng loạt và đó cũng chính là nguyên nhân khiến nó trở nên phổ biến, khó khăn để loại bỏ.

Bao bì nhựa sử dụng một lần thường rẻ, nhẹ và linh hoạt, lại có thể tồn tại hàng nghìn năm trong môi trường, rất khó phân hủy. Nhưng vì giá trị thấp, khó tái chế và bán lại nên dễ bị quản lý kém và thải bỏ không đúng cách.

Trong bối cảnh này, nền kinh tế tuần hoàn có thể xác định lại các mô hình sản xuất và tiêu dùng hiện tại, cho phép thương mại và tăng trưởng được hưởng lợi từ các lợi ích tích cực về kinh tế, xã hội và môi trường trên các chuỗi cung ứng, mô hình kinh doanh và vòng đời, thiết kế dịch vụ đến tái sử dụng và tái chế vòng cuối của sản phẩm.

Rác thải bao bì nhựa sử dụng một lần đã trở thành tâm điểm chú ý trong những năm gần đây trong các hoạt động tái chế (Ảnh minh họa: Sản phẩm tái chế từ nhựa của phụ nữ quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Do đó, một trong những cách để giảm thiểu chất thải bao bì nhựa sử dụng một lần là chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Nền kinh tế tuần hoàn nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người và cũng tạo ra các lợi ích kinh tế, nhưng với tác động tối thiểu đến môi trường.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, quản lý tài nguyên hiệu quả trong một nền kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra từ 9 đến 25 triệu việc làm. Các nhà đầu tư tư nhân có thể tiết kiệm 2,9 nghìn tỷ đô la mỗi năm vào năm 2030 do chi phí nguyên liệu thô thấp hơn, thúc đẩy việc làm và đổi mới.

Chính phủ Indonesia mới đây đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là giảm 70% chất thải nhựa đại dương vào năm 2025. Một trong 5 chiến lược trong Kế hoạch hành động về rác thải trên biển là thiết kế lại các sản phẩm nhựa và bao bì để tái sử dụng hoặc tái chế có giá trị cao.

Một trong những biện pháp như vậy là thành lập một chương trình hoặc viện thiết kế bao bì hàng đầu thế giới ở Indonesia, tập hợp lực lượng từ chính phủ, doanh nghiệp và học viện để đảm bảo rằng các thiết kế phù hợp với nhu cầu cụ thể của các hệ thống thu gom và tái chế chất thải.

Tại nhiều quốc gia ở châu Á, vô số sản phẩm chăm sóc cá nhân và đồ dùng gia đình được đóng gói trong các bao bì sử dụng một lần. Ước tính có khoảng 163 triệu gói/vỏ bao bì sử dụng một lần bị vứt bỏ mỗi ngày ở Philippines.

Năm 2018, dự án “Giáo dục về rác thải biển để loại bỏ rác thải nhựa” (SWEEP) đã thí điểm hệ thống chiết rót tại 8 cửa hàng tiện lợi nhỏ ở Philippines. Các sản phẩm sinh hoạt trong gia đình như nước xả vải, dầu ăn, giấm và nước tương được đóng gói vào các thùng có thể tái chế hoặc tái sử dụng với khối lượng và giá cả tương tự như các sản phẩm đóng gói dùng một lần. Chỉ trong 7 tháng, dự án mẫu này đã tránh được việc sử dụng và thải bỏ 45 nghìn sản phẩm nhựa.

Pin cũng là những vật liệu được thải ra môi trường với khối lượng khổng lồ

Cùng với rác thải nhựa, ắc quy, pin cũng là những vật liệu được thải ra môi trường với khối lượng khổng lồ. Chia sẻ tại Diễn đàn Khởi nghiệp quốc tế: “Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động”, ông Nishchay Chadha, Thành viên hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN, Điều hành công ty ACE Green Recycling, khẳng định, Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục.

Thời điểm năm 1999, Việt Nam chưa có sự phát triển đường sá, giao thông nhưng đến nay đã vươn lên trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Đi kèm với phát triển kinh tế nhanh, cũng có một số vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái.

Liên quan tới tái chế, ông Nishchay Chadha cho biết ACE Green Recycling đã tham gia rất nhiều hoạt động tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Đặc biệt, pin lithium sau khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng, tác động rất xấu đối với môi trường nếu không được thu gom, tái chế đúng cách. Thực tế, trên thế giới, các công ty hiện nay đã đầu tư nhiều vào công nghệ, dây chuyền, về tái chế pin lithium như ở châu Âu, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Việt Nam.

Nhà điều hành công ty ACE Green Recycling cũng cho biết, hiện công ty đã tham gia trong việc thu gom và tái chế những ắc quy pin lithium. Đây là một thị trường rất lớn trên toàn cầu, tuy nhiên việc này nếu làm không đúng có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng đến không khí, chất thải rắn và gây ra môi trường làm việc không an toàn.

Tái chế đòi hỏi một chuỗi cung ứng, quản lý rất phức tạp và làm thế nào để có thể có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các bên liên quan, gồm các công ty cơ khí chế tạo, hay các công ty về luyện kim là vấn đề cần bàn tới. Nếu làm tốt, các công ty có thể thu gom được rất nhiều sản phẩm nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất mà không phải nhập nguồn nguyên liệu mới.

“Có thể thấy ở một số quốc gia như Ấn Độ, Hoa Kỳ hay gần đây nhất là Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ các hoạt động về tái chế đúng cách. Ở Việt Nam, chúng ta cũng rất cần có những chính sách liên quan tới quy định, với tư cách là một công ty tư vấn tái chế. Chúng tôi có thể đưa ra những ý kiến về việc tái chế thực hiện như thế nào, nhưng chính phủ Việt Nam cần phải đưa ra các khuôn khổ chính sách, quy định pháp luật về việc tái chế, cũng như hỗ trợ làm xúc tác cho việc thực hiện các hoạt động này”, ông Nishchay Chadha đề xuất.

Vị chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam cần phải tìm kiếm các đối tác phù hợp về công nghệ. Nếu triển khai thực hiện được dự án tái chế, Việt Nam có thể đóng góp được rất nhiều cho việc tái chế các sản phẩm và đạt được những kết quả tích cực.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm