Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:35 01/10/2022

Nhiều thách thức trong quản lý thuế thương mại điện tử

Sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới của thương mại điện tử (TMĐT) trong thời gian qua đã đặt ra những thách thức mới đối với các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có cơ quan thuế.

Thời gian qua, với sự phát triển của nền kinh tế số, việc kinh doanh trên nền tảng số trở nên phổ biến. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, doanh thu TMĐT Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước.

Trong xu hướng phát triển, TMĐT sẽ có sự chuyển dịch doanh thu từ các giao dịch giữa doanh nghiệp đến người tiêu dùng, sang các giao dịch giữa các cá nhân với nhau.

Thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang sử dụng các phương thức giao dịch TMĐT để giảm thiểu các khâu trung gian, giảm chi phí và tăng tốc độ lưu thông hàng hoá. Ngày càng nhiều cá nhân sử dụng các mạng xã hội, các trang TMĐT để cung cấp hàng hoá, dịch vụ đến người tiêu dùng.

Chính sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới nêu trên của TMĐT trong thời gian qua đã đặt ra những thách thức mới, không nhỏ đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong đó có cơ quan thuế.

 

Quản lý thuế TMĐT đang gặp nhiều thách thức mới.

Cơ quan thuế đang gặp khó trong quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế và trong việc xác định căn cứ tính thuế; khó phân biệt rõ loại thu nhập làm cơ sở đánh thuế. Trong nền kinh tế số rất khó phân biệt một số loại thu nhập, đặc biệt là bản quyền, phí dịch vụ và lợi nhuận kinh doanh.

Ngoài ra, cơ quan thuế khó kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT. Một đối tượng có thể có nhiều gian hàng trên 1 sàn giao dịch TMĐT và cùng lúc trên nhiều sàn giao dịch TMĐT, cùng lúc trên nhiều trang mạng xã hội.

Việc kiểm soát dòng tiền cũng không dễ dàng khi hệ thống thanh toán theo hình thức COD (trả tiền mặt khi giao hàng) được áp dụng phổ biến hơn các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Để tăng cường quản lý thuế TMĐT, Bộ Tài chính đã ký kết thỏa thuận phối hợp công tác với Bộ Công Thương, có văn bản gửi Cục TMĐT và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương để phối hợp cung cấp thông tin về website, ứng dụng TMĐT.

Trên cơ sở dữ liệu được cung cấp, cơ quan thuế sẽ thực hiện rà soát website, ứng dụng TMĐT nếu thực tế không còn hoạt động sẽ lập danh sách để cung cấp cho Bộ Công Thương làm cơ sở chấm dứt đăng ký thiết lập website TMĐT theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính cũng ký kết thỏa thuận phối hợp công tác với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc khai thác, truyền nhận, kết nối thông tin doanh nghiệp quảng cáo xuyên biên giới, danh sách cá nhân có phát sinh doanh thu từ quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số, doanh nghiệp trong nước có hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông và sử dụng tài nguyên kho số.

Làm việc với Bộ Công An để đề xuất phối hợp thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế; phối hợp với Cục An ninh mạng trong việc trao đổi thông tin về các cá nhân thu nhập từ quảng cáo do cung cấp sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số trên nền tảng chia sẻ video xuyên biên giới và các cá nhân có hoạt động kinh doanh mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên các website TMĐT, mạng xã hội.

Bộ cũng đang trong quá trình xây dựng dự thảo thỏa thuận phối hợp công tác giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để triển khai các quy định về phối hợp giữa 2 cơ quan đã được quy định trong Luật Quản lý Thuế.

Bộ Tài chính khẳng định thời gian tới sẽ thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro đối với TMĐT; áp dụng trí tuệ nhận tạo (AI) để xử lý dữ liệu, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp vượt ngưỡng rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý thuế theo rủi ro đối với hoạt động TMĐT.

Triển khai xây dựng Cổng thông tin điện tử để các sàn giao dịch TMĐT cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn theo hình thức điện tử.

Tổng cục Thuế đã họp lấy ý kiến một số Cục Thuế, một số sàn giao dịch TMĐT và đã báo cáo về việc xây dựng Cổng thông tin điện tử để tiếp nhận thông tin, dữ liệu từ các sàn TMĐT. Cổng thông tin đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, dự kiến vận hành, chạy thử trong tháng 11 và hoạt động chính thức trong tháng 12/2022.

Đọc thêm

Xem thêm