Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:16 24/10/2022

Môi trường thuế và những điều cần lưu ý khi đầu tư vào Việt Nam

Nguyễn Văn Phụng

Nguyên Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn

Với hơn 40 năm tham gia nhiều đề án chiến lược tài chính quốc gia quan trọng, chuyên gia Nguyễn Văn Phụng, Nguyên Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn đã đưa ra nhận định về môi trường thuế và những lưu ý đối với doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Nhận định về môi trường thuế Việt Nam hiện nay

Theo chuyên gia Nguyễn Văn Phụng, doanh nhân doanh nghiệp tạo công ăn việc làm, kết nối những người lao động tạo ra của cải cho xã hội và mang lại phần lớn nguồn thu lớn về thuế, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì vậy chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm kích thích làn sóng chuyển dịch đầu tư của các doanh nghiệp FDI và tạo nên xung lực cho cả các doanh nghiệp trong nước phát triển.

Trong đó, chính sách thuế là nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Theo chuyên gia, hệ thống thuế của Việt Nam hiện nay tương đối tiên tiến và được các nước G20 thừa nhận. Đặc biệt là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá cao hệ thống thuế Việt Nam. Chuyên gia Nguyễn Văn Phụng khẳng định, nhờ những bước tiến mới về cải cách thuế, môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay đã tốt hơn nhiều so với trước đây.

 

Chuyên gia Nguyễn Văn Phụng, Nguyên Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế)

Việt Nam hiện nay có 9 loại thuế ban hành dưới hình thức luật bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); Thuế giá trị gia tăng (GTGT); Thuế thu nhập cá nhân (TNCN); Thuế xuất nhập khẩu (XNK); Thuế tài nguyên; Thuế bảo vệ môi trường (BVMT); Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế đăng ký doanh nghiệp; Thuế môn bài.

Nhấn mạnh về nỗ lực của ngành thuế trong việc đẩy mạnh chuyển đổi số tạo tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế, chuyên gia Nguyễn Văn Phụng cho biết hiện nay Việt Nam đã triển khai Hóa đơn điện tử và Hệ thống quản lý thuế với giao dịch xuyên biên giới, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội.

Chuyển đổi số và Luật quản lý thuế được coi là đột phá quan trọng của ngành thuế. Theo chuyên gia, gần như 100 % người nộp thuế đã thực hiện được kê khai, tính thuế và nộp thuế, hoàn thuế qua hệ thống điện tử. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực này mang lại rất nhiều lợi ích trong công tác quản lý cũng như cho người dân, doanh nghiệp, tiết giảm chi phí xã hội, tăng cường tính công khai, minh bạch, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, phù hợp xu hướng quốc tế.

Việt Nam là một nền kinh tế là mở và năng động, hội nhập kinh tế ở mức cao. Đến nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 15 FTA đã ký kết, có hiệu lực và 02 FTA đang đàm phán (Việt Nam - EFTA và Việt Nam - Israel). Cơ hội lớn nhất mà các FTA thế hệ mới mang lại là mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của các nền kinh tế thành viên nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại, đầu tư.

Những nỗ lực về cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh trong đó có môi trường thuế và nỗ lực thúc đẩy tự do hóa thương mại giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn ở châu Á. Chuyên gia Nguyễn Văn Phụng nhận định hiện nay chính là “thời điểm vàng” cho các doanh nghiệp nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam.

Những điều cần lưu ý khi đầu tư vào Việt Nam

Ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong các lưu ý nổi bật của chuyên gia Nguyễn Văn Phụng đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi có ý định đầu tư vào Việt Nam.

Việt Nam đang trong quá trình khuyến khích các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, chính vì vậy thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là một cách để kêu gọi đầu tư. Từ ngày 01/01/2016 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Tuy nhiên, có những trường hợp ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn 10% và 17% mà các doanh nghiệp nước ngoài có thế mạnh có thể đầu tư hưởng ưu đãi thuế suất như:

Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới bao gồm: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao; sản xuất vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường; Doanh nghiệp thực hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường;

Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; phát triển ngành nghề truyền thống của Việt Nam.

Doanh nghiệp có quy mô nhỏ luôn là đối tượng được chú trọng trong các chính sách phát triển kinh tế, trong đó có chính sách ưu đãi thuế. Ở Việt Nam, mức thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giảm nhanh so với lộ trình. Doanh nghiệp quy mô nhỏ được ưu đãi mức thuế thấp.

Theo chuyên gia, Việt Nam có hai cái loại hình kinh doanh là kinh doanh hộ gia đình và hợp tác xã mô hình mà Chính phủ đang rất quan tâm phát triển. Chuyên gia Nguyễn Văn Phụng gợi ý các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia vào các hợp tác xã của Việt Nam với tư cách là xã viên, người góp vốn. 

Chuyên gia Nguyễn Văn Phụng cho rằng hiện nay nông nghiệp là lĩnh vực được ưu đãi nhiều về thuế, đây là thời điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài nếu đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao - lĩnh vực mà Việt Nam còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế về công nghệ, thị trường tiêu thụ, tại Việt Nam người nông dân có có đất, có kỹ năng về trồng trọt, có sản phẩm tại địa phương và đặc biệt là nông sản gắn với thổ nhưỡng và khí hậu. Hai bên đều có những thế mạnh để để thúc đẩy giao thương, hợp tác hai bên cùng có lợi.

Chuyên gia nhấn mạnh 3 lưu ý khi đầu tư tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài: Một là lựa chọn ngành nghề đầu tư, lĩnh vực đầu tư; Hai là lựa chọn doanh nghiệp Việt Nam là đối tác để liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, tìm hiểu thông tin; Ba là tìm hiểu cụ thể hơn về thông tin về pháp luật thuế, pháp luật đầu tư, pháp luật đất đai, luật thương mại ...

Các doanh nghiệp nước ngoài nên chú ý về thuế bảo vệ môi trường, thuế tiền sử dụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt và đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài nên tham gia các hoạt động kết nối và trực tiếp đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư. Hiện nay Việt Nam đang phát triển nhiều đơn vị thực hiện kết nối giao thương, hợp tác đầu tư nhằm đưa ra các giải pháp hữu ích nhất giúp các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn đầu tư tại Việt Nam.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm